• Zalo

Uống nhiều rượu, gen người có thể bị 'hỏng hóc', gia tăng nguy cơ ung thư

Sức khỏeThứ Bảy, 06/01/2018 07:54:00 +07:00Google News

Mới đây, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm sinh học phân tử, Đại học Cambridge đã chỉ ra: uống rượu có thể làm hỏng bộ gen người, làm tăng cao khả năng mắc bệnh ung thư.

anh1 3

Uống rượu có thể biến đổi hệ gen con người (Ảnh: Internet) 

Theo đó, thủ phạm gây ra những “thương tổn không thể phục hồi” cho hệ gen người là một loại hóa chất độc hại có tên khoa học là acetaldehyde.

Hóa chất này được sản xuất khi cơ thể cố gắng “tiêu thụ” hết lượng cồn đã dung nạp. Chúng phá vỡ và phá hủy DNA của tế bào gốc, thay đổi vĩnh viễn mã di truyền. Và khi một tế bào gốc bị hỏng, chúng sẽ gây ra ung thư.

Có tới 7 loại ung thư sẽ phát triển nếu DNA của tế bào gốc bị phá hủy, bao gồm các loại phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư đường ruột

“Nhiều căn bệnh ung thư phát triển do DNA của tế bào gốc bị hư hại. Mặc dù sự hư hại đó đôi khi xảy ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chúng tôi muốn lưu ý rằng, uống rượu sẽ làm cho sự hư hại đó gia tăng mạnh mẽ hơn.” Giáo sư Ketan Patel, tác giả chính của nghiên cứu, thành viên thuộc Phòng Thí nghiệm sinh học phân tử cho biết.

“Hệ tế bào còn có cơ chế thứ hai để sửa chữa lại đoạn gen bị hỏng trong thế bào gốc. Nhưng, dù cho chúng có thể sửa chữa nhiều loại thương tổn DNA, vẫn sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà những tế bào này không thể sửa chữa bất cứ loại thương tổn nào.” Giáo sư cũng cho hay.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết về hiện tượng thiếu hụt một nhóm các enzyme được gọi là aldehyde dehydrogenases (ALDH). Thiếu đi các enzyme này, cơ thể sẽ không thể biến đổi chất acetaldehyde có hại thành acetate – hợp chất mà các tế bào sử dụng được như một nguồn năng lượng.

Theo giáo sư Ketan Patel, ông đã ghi nhận trường hợp những con chuột thí nghiệm thiếu hụt enzyme ALDH bị tổn thương DNA gấp bốn lần so với những con chuột có đủ enzyme.

Giáo sư Patel nhấn mạnh, “Việc không thể chuyển hóa hoàn toàn lượng chất cồn đã nạp vào cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ hỏng hóc DNA lên gấp nhiều lần, do đó, căn bệnh ung thư nhất định sẽ xảy đến.

Một điểm quan trọng nữa là, hệ thống “xử lý” chất cồn và hệ thống sửa chữa DNA của con người không hề hoàn hảo. Uống rượu vẫn có thể khiến cho một người mắc bệnh ung thư bằng nhiều con đường khác nhau, ngay cả khi hệ thống miễn dịch của người đó hoạt động rất hiệu quả” – Giáo sư kết luận.

Theo giáo sư Linda Bauld, chuyên gia nghiên cứu về phòng chống ung thư, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc chia sẻ, “tổn thương mà rượu gây ra cho cơ thể chúng ta không chỉ là những cơn chuếnh choáng”.

Bà Linda cũng cho hay: “Rượu gây ra hơn 12.000 ca bệnh ung thư ở Anh mỗi năm, do đó, hãy nghĩ đến việc ngừng uống rượu”.

Video: Uống rượu pha mật cá trắm để bồi bổ sức khỏe, suýt chết vì ngộ độc

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn