Nghe thì có vẻ giống như một câu chuyện viễn tưởng nhưng đây là mục tiêu mà Alcor, công ty có trụ sở ở Scottsdale, Mỹ và Cryonics, một tổ chức từ thiện đến từ Anh đang hướng đến.
Với những mức giá mà theo thành viên của hai nhà cũng cấp dịch vụ cho rằng quá rẻ cho một lần hồi sinh, Alcor và Cryonics đang thắp lên hi vọng trường sinh bất tử cho hàng trăm người vẫn đã và đang đặt tin, tính mạng và tài sản của mình vào lời hứa của Alcor và Cryonics.
Quy trình đóng băng để hồi sinh
Với những người đồng ý đến chết ở Scottsdale, họ sẽ trải qua một quy trình giải cứu kéo dài 35 phút bắt đầu vào thời điểm ngừng thở và tim ngừng đập. Khi đó, đội ngũ bác sĩ của Alcor sẽ chuyển thi thể của họ tới giường lạnh và dùng thiết bị hồi sức tim phổi làm cho máu lưu thông khắp cơ thể một lần nữa.
Sau đó, 16 loại thuốc và các biến thể của thuốc chống đông sẽ được truyền vào cơ thể cho đến khi thân nhiệt giảm xuống mức thấp nhất có thể theo yêu cầu.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người tìm đến Alcor đều trải qua quy trình “tái sinh” giống nhau. Cách thức bảo quản thi thể của mỗi người sẽ phụ thuộc vào con số mà họ đặt bút ký vào bản hợp đồng giao kèo với Alcor.
Theo đó, 80.000 USD cho gói Neuro sẽ là chi phí để bản quản phần đầu của bệnh nhân. Những người lực chọn gói này hị vọng, nếu khoa học trong tương lai đủ tiên tiến, phần đầu này sẽ được nối với phần cơ thể mang theo AND của họ.
Còn với những ai chịu chi hơn khi bỏ ra con số gần gấp đôi 200.000 USD, họ được làm đông lạnh toàn bộ cơ thể.
Quy trình “tái sinh” này ở Cryonics cũng diễn ra tương tự như ở Alcor. Chỉ có điều thay vì bảo quản tại chính cơ sở như Alcor, Cryonics sẽ chuyển thi thể đông lạnh của bệnh nhân sang Mỹ và mức gia để được hồi sinh của họ cũng dễ chịu hơn, 28.000 USD.
Rào cản về khoa học
Nếu xét trên mặt pháp luật, cả Alcor và Cryonics sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào nếu bệnh nhân của họ không hồi sinh theo như lời hứa mà hai nhà cung cấp dịch vụ này đưa ra. Bởi thực tế, các thành viên của Alcor và Cryonics đều tình nguyện được đến chết ở đây dưới danh nghĩa là những người hiến tặng cơ thể của họ cho khoa học.
Mặc dù vậy, ông More, giám đốc điều hành công ty Alcor có trụ sở ở Scottsdale khẳng định ông và công ty sẽ làm hết trách nhiệm như đúng như những lời họ hứa với các thành viên của mình.
Video: Nạn nhân bất ngờ sống lại sau khi được đắp chiếu
Tuy nhiên, bên cạnh những rào cản về pháp lý, vẫn có những hạn chế nhất định về mặt khoa học mà cả Alcor và Cryonics đều đang phải đối mắt.
Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng, việc hồi sinh sau khi chết bằng phương pháp đông lạnh chỉ là một ước mơ hão huyền và những ai quyết định đi theo con đường này thực chết chỉ đi bán đi một tấm vé chuyến đi mà bạn không thể khởi hành.
Ngay cả Cryonics cũng cho biết: “Bạn có thể quyết định có thể thử nó. Bạn có thể sống lại, cũng có thể sẽ tiếp tục chết. Nhưng nếu bạn chấp nhận cái chết một cách dễ dàng, bạn đã biến cuộc sống của mình trở nên vô nghĩa và trở thành một kẻ thua cuộc".
Bình luận