(VTC News) – Tham vọng của ngành y tế là khả năng đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại bệnh viện vệ tinh cũng như bệnh viện Trung ương, điều này cần sự hỗ trợ rất lớn của Công nghệ thông tin - Viễn thông.
Đấy là quan điểm của Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – PGS TS Phạm Minh Thông và cũng là quan điểm của nhiều bác sĩ khác, tại cuộc Hội thảo “Phát triển ứng dụng CNTT-VT đối với ngành Y tế” do VNPT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 15/11 - hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Tuần VNPT 2011.
VNPT đã trình diễn ngay tính thực tiễn của CNTT-VT bằng hình thức tổ chức hội thảo trực tuyến, qua 9 điểm cầu là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Nghệ An, Khánh Hòa, Điện Biên, Đắk Lắk. Tại các điểm cầu đã thu hút sự quan tâm tham gia của các đơn vị y tế địa phương, bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn, tập trung vào các dịch vụ kết nối ngành y tế: giải pháp Hội nghị truyền hình (teleconference), giải pháp khám chữa bệnh từ xa (telemedia); Giới thiệu dịch vụ Data centrer, dịch vụ cho thuê đặt máy chủ Hosting, giải pháp an ninh Megacamera…
Năm 2005, một bệnh nhân đã được cứu sống từ ca mổ khẩn cấp tại bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) nhờ sự tư vấn từ xa của bệnh viện Viện Đức Hà Nội. Năm 2006, bệnh viện tim Việt Nam cũng giải quyết 1 ca phẫu thuật nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia tại Singapore... mở ra một trang mới trong lịch sử ngành y tế Việt Nam, khi có sự can thiệp hiệu quả của các biện pháp trực tuyến vào công tác cứu chữa người bệnh.
Tham gia hội thảo, Bác sĩ Phạm Minh Thông cho biết việc ứng dụng kĩ thuật cao không hề xa lạ đối với ngành y tế, tiêu biểu như chụp cắt lớp, mổ nội soi, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo E-Learning, Y tế điện tử, bệnh viện không giấy tờ... và việc này có nhiều ý nghĩa lớn đối với một bệnh viện Trung ương có quy mô lên xấp xỉ 1900 giường bệnh.
Năm 2010, bệnh viện Bạch Mai đã triển khai việc trao đổi thông tin với 8 bệnh viện vệ tinh, xung quanh các lĩnh vực y tế như hỗ trợ trực tuyến, đào tạo chuyên môn... Phó Giám đốc bệnh viện hi vọng rằng, nhờ vào CNTT-VT khoảng cách giữa các bệnh viện sẽ gần hơn về chất lượng để người dân có thể yên tâm chữa bệnh mà không vấp phải vấn đề di chuyển về khoảnh cách địa lý.
Các bác sĩ tham gia hội thảo tại các điểm kết nối đều đề cao tính cấp thiết của việc hiện đại hoá CNT-VT vào công tác y tế, ngay tại hội thảo - từ đầu cầu TP HCM, bác sĩ Lê Thanh Ni (bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ về thành công của bệnh viện Chợ Rẫy trong việc áp dụng CNTT-VT vào chỉ đạo tuyến, cũng như việc trao đổi về chuyên môn giữa bệnh viện Chợ Rẫy và các bệnh viện khác, trong đó có cả những bệnh viện quốc tế từ Thái Lan và Ấn độ.
Mặc dù hiệu quả cao, nhưng việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực y tế đa số được tập trung ở các bệnh viện lớn, đại diện của VNPT cho biết tập đoàn đã chú trọng tới điều này và đang xây dựng, phát triển các giải pháp, dịch vụ VT, CNTT theo hướng tích hợp công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành phù hợp. để đáp ứng nhu cầu hội nghị truyền hình và giải pháp khám bệnh từ xa nhằm phục vụ công tác của Bệnh viện, cơ sở y tế và các trường đào tạo thuộc ngành Y tế.
PV
Đấy là quan điểm của Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – PGS TS Phạm Minh Thông và cũng là quan điểm của nhiều bác sĩ khác, tại cuộc Hội thảo “Phát triển ứng dụng CNTT-VT đối với ngành Y tế” do VNPT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 15/11 - hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Tuần VNPT 2011.
VNPT đã trình diễn ngay tính thực tiễn của CNTT-VT bằng hình thức tổ chức hội thảo trực tuyến, qua 9 điểm cầu là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Nghệ An, Khánh Hòa, Điện Biên, Đắk Lắk. Tại các điểm cầu đã thu hút sự quan tâm tham gia của các đơn vị y tế địa phương, bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn, tập trung vào các dịch vụ kết nối ngành y tế: giải pháp Hội nghị truyền hình (teleconference), giải pháp khám chữa bệnh từ xa (telemedia); Giới thiệu dịch vụ Data centrer, dịch vụ cho thuê đặt máy chủ Hosting, giải pháp an ninh Megacamera…
Tham vọng của ngành y tế là năng lực của các bệnh viện vệ tinh đáp ứng được nhu cầu của người bệnh tốt như bệnh viện trung ương - GS PTS Phạm Minh Thông |
Năm 2005, một bệnh nhân đã được cứu sống từ ca mổ khẩn cấp tại bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) nhờ sự tư vấn từ xa của bệnh viện Viện Đức Hà Nội. Năm 2006, bệnh viện tim Việt Nam cũng giải quyết 1 ca phẫu thuật nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia tại Singapore... mở ra một trang mới trong lịch sử ngành y tế Việt Nam, khi có sự can thiệp hiệu quả của các biện pháp trực tuyến vào công tác cứu chữa người bệnh.
Tham gia hội thảo, Bác sĩ Phạm Minh Thông cho biết việc ứng dụng kĩ thuật cao không hề xa lạ đối với ngành y tế, tiêu biểu như chụp cắt lớp, mổ nội soi, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo E-Learning, Y tế điện tử, bệnh viện không giấy tờ... và việc này có nhiều ý nghĩa lớn đối với một bệnh viện Trung ương có quy mô lên xấp xỉ 1900 giường bệnh.
Năm 2010, bệnh viện Bạch Mai đã triển khai việc trao đổi thông tin với 8 bệnh viện vệ tinh, xung quanh các lĩnh vực y tế như hỗ trợ trực tuyến, đào tạo chuyên môn... Phó Giám đốc bệnh viện hi vọng rằng, nhờ vào CNTT-VT khoảng cách giữa các bệnh viện sẽ gần hơn về chất lượng để người dân có thể yên tâm chữa bệnh mà không vấp phải vấn đề di chuyển về khoảnh cách địa lý.
Các bác sĩ tham gia hội thảo tại các điểm kết nối đều đề cao tính cấp thiết của việc hiện đại hoá CNT-VT vào công tác y tế, ngay tại hội thảo - từ đầu cầu TP HCM, bác sĩ Lê Thanh Ni (bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ về thành công của bệnh viện Chợ Rẫy trong việc áp dụng CNTT-VT vào chỉ đạo tuyến, cũng như việc trao đổi về chuyên môn giữa bệnh viện Chợ Rẫy và các bệnh viện khác, trong đó có cả những bệnh viện quốc tế từ Thái Lan và Ấn độ.
Mặc dù hiệu quả cao, nhưng việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực y tế đa số được tập trung ở các bệnh viện lớn, đại diện của VNPT cho biết tập đoàn đã chú trọng tới điều này và đang xây dựng, phát triển các giải pháp, dịch vụ VT, CNTT theo hướng tích hợp công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành phù hợp. để đáp ứng nhu cầu hội nghị truyền hình và giải pháp khám bệnh từ xa nhằm phục vụ công tác của Bệnh viện, cơ sở y tế và các trường đào tạo thuộc ngành Y tế.
Bình luận