Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, so với 2017, tốc độ giảm nguyện vọng (27-29%) vẫn thấp hơn tốc độ giảm chỉ tiêu (38%).
Nếu xét ở tiêu chí tỷ lệ nguyện vọng/chỉ tiêu thì tỷ lệ này của các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học vẫn ở vị trí trung bình trong các khối ngành. Như vậy, nguồn tuyển không quá thấp và chất lượng đầu vào sẽ được đảm bảo.
Bà Phụng thông tin, sau lộ trình 3 năm các trường được tự chủ xác định tổ hợp tuyển sinh, năm 2018, không còn quy định bắt buộc để chỉ tiêu tối thiểu để xét tuyển cho các tổ hợp truyền thống nữa.
Tuy nhiên, theo thống kê đăng ký xét tuyển năm 2018 về cơ bản các trường và thí sinh vẫn sử dụng tổ hợp truyền thống để xét tuyển.
Năm nay, tổ hợp có lượng thí sinh chọn đăng ký nhiều nhất là: A00: Toán, Lý, Hóa; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; A01: Toán, Lý, Anh văn; B00: Toán, Hóa, Sinh; C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Năm 2018, năm tổ hợp này chiếm gần 90%, năm 2017 gần 92%).
Theo bà Phụng, năm nay, Quy chế tuyển sinh cho phép các trường được bổ sung thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển và quy định các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Về lý thuyết, có 9 môn thi và một số môn thi năng khiếu có thể thiết kế tới hơn 400 tổ hợp.
Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy số thí sinh đăng lý xét tuyển chọn các tổ hợp mới được bổ sung rất ít, có hơn 100 tổ hợp chỉ có dưới 10 thí sinh chọn và có hàng trăm tổ hợp không có trường hoặc thí sinh nào chọn.
Video: Đại diện Bộ GD-ĐT thông tin về kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Theo lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học, về lý thuyết, có 9 môn thi và một số môn thi năng khiếu có thể thiết kế tới hơn 400 tổ hợp. Tuy nhiên, có hơn 100 tổ hợp chỉ có dưới 10 thí sinh chọn và có hàng trăm tổ hợp không có trường hoặc thí sinh nào chọn.
Thực tế, so với 2017, tốc độ giảm nguyện vọng (27 - 29%) vẫn thấp hơn tốc độ giảm chỉ tiêu (38%). Nếu xét ở tiêu chí tỷ lệ nguyện vọng/ chỉ tiêu thì tỷ lệ này của các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học vẫn ở vị trí trung bình trong các khối ngành (thứ 4/7 khối ngành). Như vậy, nguồn tuyển không quá thấp và chất lượng đầu vào sẽ được đảm bảo.
Số chưa có việc làm và năm 2018 - 2019 rơi vào hơn 40.000 người, trong đó có 50% (tức 20.000 người) vẫn chờ cơ hội vào ngành sư phạm làm việc. Chỉ tiêu được giao phù hợp với nhu cầu sử dụng của 63 tỉnh, thành..
Bình luận