'Đã là Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thì phải đứng lên bảo vệ lợi ích của người dân và của quốc gia, nếu vấn đề nêu ra có sai thì dũng cảm nhận trách nhiệm. ĐBQH mà không có dũng khí thì người dân chết'.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X chia sẻ với PV trước thực trạng một số ĐBQH bị đề nghị giải trình, chấn chỉnh sau khi nêu chất vấn về những vấn đề “nóng” trong ngành y tế cũng như vấn đề sổ đỏ trong ngành tài nguyên và môi trường.
- Một trong những vấn đề được quan tâm nhất tại các kỳ họp Quốc hội là việc chất vấn và trả lời chất vấn. Theo ông mục đích của hoạt động này tại mỗi kỳ họp là gì?
Chất vấn và trả lời chất vấn là một nguyên tắc sinh hoạt của Quốc hội nhằm thực hiện quyền giám sát, đồng thời làm rõ những vấn đề để đi đến tận cùng chân lý.
Chất vấn là cái quyền của ĐBQH. Mỗi vấn đề nêu ra phải được tranh luận đến cùng và phải có kết luận rõ ràng về vấn đề đó. Mục đích của các phiên chất vấn nhằm đảm bảo lợi ích của người dân và của quốc gia.
Tất nhiên không phải toàn bộ những vấn đề đại biểu nêu ra tại các phiên chất vấn hoàn toàn đúng cả. Có thể có những trường hợp người đại biểu chưa nắm được hoàn toàn thông tin mà đã nêu vấn đề đó ra trước Quốc hội, lúc đó càng cần phải tranh luận để làm rõ đúng sai.
Mục đích của chất vấn không phải ai thắng ai thua, hay sinh ra đối đầu, đối lập, mà phải coi quyền và lợi ích của quốc gia là tối thượng, trên cơ sở công khai minh bạch để người dân nắm được vấn đề.
- Sau một số phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội và tại các Uỷ ban của Quốc hội đã xuất hiện những phản ứng khi ĐQQH chỉ ra những tiêu cực của ngành mình. Chẳng hạn khi nêu chất vấn về hiện tượng “bôi trơn” làm sổ đỏ ở Hà Nội của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, ngay sau đó phía đơn vị Hapulico đã gửi công văn cho Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề đại biểu nêu không chính xác, làm mất uy tín doanh nghiệp và đề nghị Chủ tịch Quốc hội “chấn chỉnh” đại biểu. Hay như Văn phòng Bộ Y tế cũng có công văn đề nghị UBND TP HCM yêu cầu một đại biểu của TP. HCM phải giải trình. Vậy theo ông những yêu cầu, đề nghị này đúng hay sai?
Trước tiên, không ai dám khẳng định những vấn đề nêu chất vấn hoàn toàn chính xác cả. Tuy nhiên, những vấn đề nêu ra sẽ ảnh hưởng đến người khác nên trước khi nêu vấn đề người đại biểu phải hết sức cân nhắc, suy nghĩ.
Về trường hợp “bôi trơn” làm sổ đỏ ở Hà Nội, phía doanh nghiệp phản ứng và có quyền đưa ra đề nghị, đó cũng là quyền của người dân. Tuy nhiên trong trường hợp này, đại biểu không chất vấn doanh nghiệp mà chất vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì thế Bộ phải có trách nhiệm trả lời cho đại biểu và nhân dân hiểu rõ vấn đề.
Nếu vấn đề đó ĐBQH nêu ra đúng thì các đơn vị có liên quan phải có trách nhiệm giải quyết. Ngược lại nếu vấn đề nêu ra sai thì đại biểu nhận khuyết điểm và có đính chính. Cũng giống như báo chí nêu ra vấn đề gì đó mà sai thì phải đính chính.
Tương tự với trường hợp ở TP. HCM, nếu đại biểu nói với tư cách của một người trong ngành y tế thì đó là câu chuyện của ngành dọc. Còn nếu nói với tư cách một ĐBQH thì cũng giống như trường hợp kể trên. Gắn liền với cái quyền thì ĐBQH còn phải có trách nhiệm, đó chính là tư cách của đại biểu.
- Phải chăng cũng chính vì hai chữ "trách nhiệm" sẽ làm nhụt chí ĐBQH và họ sẽ ngại động đến những vấn đề nhạy cảm, dù biết đấy nhưng khó để tìm ra chứng cứ?
Đúng là không phải đại biểu nào cũng có đủ dũng khí để quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệ người dân đến cùng. Tham nhũng không phải dễ bắt được, bởi nếu thế thì chẳng ai dám tham nhũng nữa. Nhưng nếu vì khó “tóm” được mà không nêu ra thì sẽ không bao giờ chống được tham nhũng.
ĐBQH mà không có dũng khí thì người dân chết, và nếu không nói lên tiếng nói của nhân dân thì chỉ là ĐBQH bù nhìn mà thôi. Đã là ĐBQH thì phải đứng lên bảo vệ người dân và lợi ích của quốc gia, còn nếu nêu ra vấn đề sai thì dũng cảm nhận trách nhiệm về mình.
- Ngày còn ở nghị trường ông có bị sức ép, hay yêu cầu phải giải trình về những vấn đề mình nêu ra?
Ngày còn làm ĐBQH tôi đang là Tư lệnh Quân khu IV, không bị sức ép gì từ phía Bộ, nhưng phải thú thực có sức ép từ lãnh đạo tỉnh. Vì cơ chế "xin cho" nên người ta nói tôi nêu vấn đề nhẹ nhành thôi, nếu không địa phương xin cái gì cũng rất khó.
Lúc làm ĐBQH, cử tri có nói với tôi rằng "bác thì dân thích còn lãnh đạo tỉnh không thích đâu". Tôi bảo họ, tôi là đại biểu của dân chứ không phải đại biểu của lãnh đạo.
Tại một phiên họp, tôi cũng nói công khai trên Quốc hội rằng: Cử tri nói với tôi, nếu bác không nói ra những vấn đề người dân bức xúc thì chúng tôi sẽ đề nghị bãi miễn bác.
Trên thực tế, số lượng đại biểu không biết gì rất ít, chỉ có điều họ có dám dũng cảm nói ra hay không thôi. Vì sao họ biết nhưng lại không nói được thì hãy để cho chính đại biểu trả lời.
Do vậy để nâng cao chất lượng, cần phải lựa chọn được đại biểu không chỉ có tài mà còn phải có tâm, có dũng khí để phá vỡ mối quan hệ ràng buộc về lợi ích cá nhân và đặt lợi ích của tập thể, của quốc gia lên trên hết.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
- Một trong những vấn đề được quan tâm nhất tại các kỳ họp Quốc hội là việc chất vấn và trả lời chất vấn. Theo ông mục đích của hoạt động này tại mỗi kỳ họp là gì?
Chất vấn và trả lời chất vấn là một nguyên tắc sinh hoạt của Quốc hội nhằm thực hiện quyền giám sát, đồng thời làm rõ những vấn đề để đi đến tận cùng chân lý.
Chất vấn là cái quyền của ĐBQH. Mỗi vấn đề nêu ra phải được tranh luận đến cùng và phải có kết luận rõ ràng về vấn đề đó. Mục đích của các phiên chất vấn nhằm đảm bảo lợi ích của người dân và của quốc gia.
Tất nhiên không phải toàn bộ những vấn đề đại biểu nêu ra tại các phiên chất vấn hoàn toàn đúng cả. Có thể có những trường hợp người đại biểu chưa nắm được hoàn toàn thông tin mà đã nêu vấn đề đó ra trước Quốc hội, lúc đó càng cần phải tranh luận để làm rõ đúng sai.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - ĐBQH các khóa VIII, IX, X chia sẻ với Infonet (Ảnh: ND) |
- Sau một số phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội và tại các Uỷ ban của Quốc hội đã xuất hiện những phản ứng khi ĐQQH chỉ ra những tiêu cực của ngành mình. Chẳng hạn khi nêu chất vấn về hiện tượng “bôi trơn” làm sổ đỏ ở Hà Nội của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, ngay sau đó phía đơn vị Hapulico đã gửi công văn cho Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề đại biểu nêu không chính xác, làm mất uy tín doanh nghiệp và đề nghị Chủ tịch Quốc hội “chấn chỉnh” đại biểu. Hay như Văn phòng Bộ Y tế cũng có công văn đề nghị UBND TP HCM yêu cầu một đại biểu của TP. HCM phải giải trình. Vậy theo ông những yêu cầu, đề nghị này đúng hay sai?
Trước tiên, không ai dám khẳng định những vấn đề nêu chất vấn hoàn toàn chính xác cả. Tuy nhiên, những vấn đề nêu ra sẽ ảnh hưởng đến người khác nên trước khi nêu vấn đề người đại biểu phải hết sức cân nhắc, suy nghĩ.
Về trường hợp “bôi trơn” làm sổ đỏ ở Hà Nội, phía doanh nghiệp phản ứng và có quyền đưa ra đề nghị, đó cũng là quyền của người dân. Tuy nhiên trong trường hợp này, đại biểu không chất vấn doanh nghiệp mà chất vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì thế Bộ phải có trách nhiệm trả lời cho đại biểu và nhân dân hiểu rõ vấn đề.
Nếu vấn đề đó ĐBQH nêu ra đúng thì các đơn vị có liên quan phải có trách nhiệm giải quyết. Ngược lại nếu vấn đề nêu ra sai thì đại biểu nhận khuyết điểm và có đính chính. Cũng giống như báo chí nêu ra vấn đề gì đó mà sai thì phải đính chính.
Tương tự với trường hợp ở TP. HCM, nếu đại biểu nói với tư cách của một người trong ngành y tế thì đó là câu chuyện của ngành dọc. Còn nếu nói với tư cách một ĐBQH thì cũng giống như trường hợp kể trên. Gắn liền với cái quyền thì ĐBQH còn phải có trách nhiệm, đó chính là tư cách của đại biểu.
- Phải chăng cũng chính vì hai chữ "trách nhiệm" sẽ làm nhụt chí ĐBQH và họ sẽ ngại động đến những vấn đề nhạy cảm, dù biết đấy nhưng khó để tìm ra chứng cứ?
Đúng là không phải đại biểu nào cũng có đủ dũng khí để quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệ người dân đến cùng. Tham nhũng không phải dễ bắt được, bởi nếu thế thì chẳng ai dám tham nhũng nữa. Nhưng nếu vì khó “tóm” được mà không nêu ra thì sẽ không bao giờ chống được tham nhũng.
ĐBQH mà không có dũng khí thì người dân chết, và nếu không nói lên tiếng nói của nhân dân thì chỉ là ĐBQH bù nhìn mà thôi. Đã là ĐBQH thì phải đứng lên bảo vệ người dân và lợi ích của quốc gia, còn nếu nêu ra vấn đề sai thì dũng cảm nhận trách nhiệm về mình.
- Ngày còn ở nghị trường ông có bị sức ép, hay yêu cầu phải giải trình về những vấn đề mình nêu ra?
Ngày còn làm ĐBQH tôi đang là Tư lệnh Quân khu IV, không bị sức ép gì từ phía Bộ, nhưng phải thú thực có sức ép từ lãnh đạo tỉnh. Vì cơ chế "xin cho" nên người ta nói tôi nêu vấn đề nhẹ nhành thôi, nếu không địa phương xin cái gì cũng rất khó.
Lúc làm ĐBQH, cử tri có nói với tôi rằng "bác thì dân thích còn lãnh đạo tỉnh không thích đâu". Tôi bảo họ, tôi là đại biểu của dân chứ không phải đại biểu của lãnh đạo.
Tại một phiên họp, tôi cũng nói công khai trên Quốc hội rằng: Cử tri nói với tôi, nếu bác không nói ra những vấn đề người dân bức xúc thì chúng tôi sẽ đề nghị bãi miễn bác.
Trên thực tế, số lượng đại biểu không biết gì rất ít, chỉ có điều họ có dám dũng cảm nói ra hay không thôi. Vì sao họ biết nhưng lại không nói được thì hãy để cho chính đại biểu trả lời.
Do vậy để nâng cao chất lượng, cần phải lựa chọn được đại biểu không chỉ có tài mà còn phải có tâm, có dũng khí để phá vỡ mối quan hệ ràng buộc về lợi ích cá nhân và đặt lợi ích của tập thể, của quốc gia lên trên hết.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Bình luận