Con đường sự nghiệp của 3 “sếp” mới Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) bổ nhiệm khiến ai biết cũng phải ngưỡng mộ.
Ngày 28/8, Viettel đã công bố việc nhà mạng này bổ nhiệm 3 Phó Tổng giám đốc mới. 3 sếp mới của Viettel gồm: Đại tá Nguyễn Đình Chiến – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Thượng tá Đỗ Minh Phương – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) và Thượng tá Tào Đức Thắng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global).
3 Phó Tổng giám đốc mới của Viettel được phân công phụ trách 3 trụ cột chính của Tập đoàn bao gồm Viễn thông-CNTT trong nước, Viễn thông-CNTT nước ngoài và Nghiên cứu-sản xuất.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc bổ nhiệm 3 PTGĐ mới là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tìm kiếm, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận cho Tập đoàn Viettel.
Hiện Viettel đã bước sang giai đoạn thứ ba, tiến lên trở thành công ty đa quốc gia, sau hai thời kỳ duy trì nguồn lực và bùng nổ viễn thông. Do đó, đội ngũ lãnh đạo của Viettel phải có đủ năng lực để định hướng cho Tập đoàn cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới.
Ông Nguyễn Đình Chiến gia nhập Viettel năm 2001. Ông Chiến đã từng đảm trách các vị trí như: Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Viễn thông Quân đội, GĐ Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Viettel.
Ông Chiến cùng các cộng sự đã làm chủ quá trình nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công 8 loại khí tài thông tin vô tuyến điện quân sự, cùng hàng loạt các thiết bị hiện đại như: Hệ thống quản lý vùng trời (VQ), rada, máy bay không người lái...
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Chiến cho thấy kế hoạch của Viettel trong việc xây dựng để trở thành một tổ hợp công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao trong tương lai.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Phương từng là GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Ông Đỗ Minh Phương tham gia Viettel từ năm 1996. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ PTGĐ Tập đoàn Viettel, ông Phương từng đảm nhiệm các vị trí PGĐ công ty Di động, GĐ Công ty Internet, Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn, GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Trước khi được bổ nhiệm, ông Phương từng là GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Đồng hành với sự phát triển của Viettel từ những ngày đầu, với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh các dịch vụ viễn thông, ông Phương được kỳ vọng sẽ lãnh đạo hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Viettel vượt qua những thách thức mới, tạo ra sự bùng nổ thứ hai trong lịch sử viễn thông tại Việt Nam.
Ông Tào Đức Thắng gia nhập Viettel năm 2005, từng giữ chức vụ GĐ Trung tâm Kỹ thuật thuộc Viettel Telecom, PGĐ Công ty Viettel Telecom và TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
Từ năm 2014, trên cương vị TGĐ Tổng Công ty Viettel Global, ông Thắng đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Viettel tại 9 quốc gia thuộc 3 châu lục với vùng phủ tới 175 triệu dân.
Việc bổ nhiệm một PTGĐ chuyên trách về đầu tư nước ngoài một lần nữa khẳng định quyết tâm của Viettel trong việc theo đuổi chiến lược 3 trụ cột chính gồm viễn thông-CNTT trong nước, viễn thông-CNTT nước ngoài và nghiên cứu – sản xuất.
Nguồn:Gia đình & Xã hội
Ngày 28/8, Viettel đã công bố việc nhà mạng này bổ nhiệm 3 Phó Tổng giám đốc mới. 3 sếp mới của Viettel gồm: Đại tá Nguyễn Đình Chiến – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Thượng tá Đỗ Minh Phương – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) và Thượng tá Tào Đức Thắng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global).
Thân thế của 3 sếp mới viettel |
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc bổ nhiệm 3 PTGĐ mới là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tìm kiếm, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận cho Tập đoàn Viettel.
Hiện Viettel đã bước sang giai đoạn thứ ba, tiến lên trở thành công ty đa quốc gia, sau hai thời kỳ duy trì nguồn lực và bùng nổ viễn thông. Do đó, đội ngũ lãnh đạo của Viettel phải có đủ năng lực để định hướng cho Tập đoàn cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới.
Ông Nguyễn Đình Chiến gia nhập Viettel năm 2001. Ông Chiến đã từng đảm trách các vị trí như: Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Viễn thông Quân đội, GĐ Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Viettel.
Ông Chiến cùng các cộng sự đã làm chủ quá trình nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công 8 loại khí tài thông tin vô tuyến điện quân sự, cùng hàng loạt các thiết bị hiện đại như: Hệ thống quản lý vùng trời (VQ), rada, máy bay không người lái...
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Chiến cho thấy kế hoạch của Viettel trong việc xây dựng để trở thành một tổ hợp công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao trong tương lai.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Phương từng là GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Ông Đỗ Minh Phương tham gia Viettel từ năm 1996. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ PTGĐ Tập đoàn Viettel, ông Phương từng đảm nhiệm các vị trí PGĐ công ty Di động, GĐ Công ty Internet, Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn, GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Trước khi được bổ nhiệm, ông Phương từng là GĐ Công ty Truyền hình Viettel và TGĐ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).
Đồng hành với sự phát triển của Viettel từ những ngày đầu, với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh các dịch vụ viễn thông, ông Phương được kỳ vọng sẽ lãnh đạo hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Viettel vượt qua những thách thức mới, tạo ra sự bùng nổ thứ hai trong lịch sử viễn thông tại Việt Nam.
Ông Tào Đức Thắng gia nhập Viettel năm 2005, từng giữ chức vụ GĐ Trung tâm Kỹ thuật thuộc Viettel Telecom, PGĐ Công ty Viettel Telecom và TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
Từ năm 2014, trên cương vị TGĐ Tổng Công ty Viettel Global, ông Thắng đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Viettel tại 9 quốc gia thuộc 3 châu lục với vùng phủ tới 175 triệu dân.
Việc bổ nhiệm một PTGĐ chuyên trách về đầu tư nước ngoài một lần nữa khẳng định quyết tâm của Viettel trong việc theo đuổi chiến lược 3 trụ cột chính gồm viễn thông-CNTT trong nước, viễn thông-CNTT nước ngoài và nghiên cứu – sản xuất.
Nguồn:Gia đình & Xã hội
Bình luận