(VTC News) - Bức tranh kinh tế ảm đạm của EU dù có thêm những mảng màu sáng dự báo cho sự phục hồi trở lại trong tương lai nhưng lại vẫn còn những mảng màu tối tượng trưng cho khó khăn mà khu vực này đang phải đối mặt.
Những tia sáng cho hy vọng phục hồi kinh tế EU
Theo thông tin từ tờ Reuters, số liệu trong báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 26/2 cho thấy lượng tiền cho vay của ngân hàng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu đã giảm nhẹ trong tháng một vừa qua. Mức độ vay tổng thể của của các đối tượng là hộ gia đình và các doanh nghiệp đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 0,5% so với tháng trước.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nhận xét rằng hiện đã có những "triển vọng tích cực hơn" trong lĩnh vực ngân hàng của EU, tuy nhiên việc hồi phục trở lại vẫn phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài nữa.
Một tia sáng khác cho nền kinh tế u ám của EU đó là kế hoạch QE của ECB đã bắt đầu được triển khai. Hiện ECB đang chuẩn bị in tiền để mua trái phiếu Chính phủ vào tháng tới - một biện pháp chính sách nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng chỉ số lạm phát đang ở mức thấp kỷ lục -0,6%.
Trong báo cáo công bố ngày 15/1 của Cơ quan thống kê liên bang Đức, tăng trưởng GDP trong năm 2014 của Đức đạt được là 1,5% và đã vượt mức tăng trưởng trung bình 1,2% của suốt 10 năm qua.
Tờ Reuter cho biết, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2/2015 của Đức đã đạt 9,3 điểm - mức cao nhất trong vòng 13 năm qua. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân giá dầu tuột dốc đã "kích thích" khả năng chi tiêu của người dân vào những loại mặt hàng tiêu dùng khác.
Số người thất nghiệp của Đức trong tháng hai này cũng chỉ còn hơn 3 triệu người và là con số thấp nhất kể từ năm 1991 đến nay. Với những dự báo sáng sủa đó, Chính phủ Đức đã nâng mức dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2015 lên mức 1,5% thay cho mức 1,3% đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái.
Ngoài ra, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Italy cũng đang tăng mạnh, còn ở Pháp đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Thị trường việc làm tháng một cũng đã được cải thiện nhẹ khi lượng người thất nghiệm giảm 0,5% về còn 3,48 triệu người so với tháng 12/2014 là 3,496 triệu người, con số thất nghiệp cao kỷ lục của Pháp.
Ngày 24/2, EU cũng đã gia hạn cho Pháp tới năm 2017 để thực hiện giảm thâm hụt ngân sách về mức trần quy định của EU (dưới 3% GDP).
Những dấu hiệu tích cực cũng đã xuất hiện trong nền kinh tế của các quốc gia ở phía nam khu vực châu Âu sau giai đoạn tái cơ cấu đầy khó khăn để lấy lại khả năng cạnh tranh của mình.
Tây Ban Nha đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của mình từ 2% lên 2,4% trong tuần này và cho biết có thể sẽ còn tăng cao hơn. Ngoài ra sẽ có thêm nửa triệu việc làm cho người lao động.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Tây Ban Nha (Ine) công bố ngày 26/2 cho thấy, nền kinh tế của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 của EU đã tăng trưởng đạt 1,4% trong năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng lên mức 1.060 tỷ euro.
Những khó khăn còn tồn tại
Trang Global Time cho biết, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) mới đây còn cảnh báo về nguy cơ mất cân bằng kinh tế vĩ mô tại một số nước như Đức và Pháp.
Ủy viên châu Âu về vấn đề kinh tế và tài chính, ông Pierre Moscovici cho rằng: "Các biện pháp cải cách do Pháp thực hiện đang đi đúng hướng song vẫn chưa đủ để giải quyết các vấn đề về tài chính hiện tại", trong đó có những vấn đề về rủi ro đầu tư công cộng và tư nhân.
Ông cũng cho rằng ngay cả với nền kinh tế lớn nhất của EU với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là Đức cũng cần phải thay đổi các chính sách kinh tế của mình, bên cạnh đó là các quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý, Hà Lan, Romania, Phần Lan, Thụy Điển và Anh.
Theo dự báo tăng trưởng kinh tế của Ủy ban châu Âu (EC), mức tăng trưởng của 18 nước thành viên Eurozone trong năm nay chỉ đạt 0,8% và thấp hơn tới 1,4% so với mức dự báo đã đưa ra trước đó.
Chính ECB cũng đang phải đối mặt với bài toán khó khi phải tính toán làm sao kích thích được nền kinh tế EU tăng trưởng, duy trì lạm phát từ 0-2% và cân bằng nhiều yếu tố khác nữa mà vẫn không khiến đồng Euro bị rớt giá thêm.
Đặc biệt, hiện EU còn đang phải đối mặt với vấn đề lớn khác đó là Hy Lạp, khi nước này vẫn luôn bị cảnh báo sớm muộn cũng sẽ bị vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung euro, từ đó sẽ là khởi đầu cho sự tan rã của khu vực này.
Cơ quan Thống kê quốc gia Hy Lạp ngày 27/2 thông báo, kinh tế nước này đã sụt giảm 0,4% trong quý 4/2014, cao hơn so với ước tính sụt giảm 0,2% đưa ra hồi đầu tháng này.
Đây cũng là lần đầu tiên Hy Lạp rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế trong hai quý liên tiếp, kể từ khi quốc gia này thoát khỏi giai đoạn suy thoái kéo dài trong sáu năm hồi năm ngoái.
Thời gian tới, thay vì đi theo chính sách khắc khổ thắt lưng buộc bụng thì Hy Lạp sẽ thực hiện chương trình cải cách của riêng mình, bất chấp mọi nghi ngại từ IMF, ECB và nhất quyết không nhận thêm gói cứu trợ mới.
Các nhà kinh tế thế giới cũng đã dự báo về khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hết sức khó khăn trong thời gian tới, dù mới đây đã đạt được thỏa thuận kéo dài chương trình cứu trợ thêm 4 tháng với EU.
Huyền Trân
Những tia sáng cho hy vọng phục hồi kinh tế EU
Theo thông tin từ tờ Reuters, số liệu trong báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 26/2 cho thấy lượng tiền cho vay của ngân hàng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu đã giảm nhẹ trong tháng một vừa qua. Mức độ vay tổng thể của của các đối tượng là hộ gia đình và các doanh nghiệp đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm 0,5% so với tháng trước.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi nhận xét rằng hiện đã có những "triển vọng tích cực hơn" trong lĩnh vực ngân hàng của EU, tuy nhiên việc hồi phục trở lại vẫn phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài nữa.
Trong báo cáo công bố ngày 15/1 của Cơ quan thống kê liên bang Đức, tăng trưởng GDP trong năm 2014 của Đức đạt được là 1,5% và đã vượt mức tăng trưởng trung bình 1,2% của suốt 10 năm qua.
Tờ Reuter cho biết, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2/2015 của Đức đã đạt 9,3 điểm - mức cao nhất trong vòng 13 năm qua. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân giá dầu tuột dốc đã "kích thích" khả năng chi tiêu của người dân vào những loại mặt hàng tiêu dùng khác.
Ngoài ra, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Italy cũng đang tăng mạnh, còn ở Pháp đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Thị trường việc làm tháng một cũng đã được cải thiện nhẹ khi lượng người thất nghiệm giảm 0,5% về còn 3,48 triệu người so với tháng 12/2014 là 3,496 triệu người, con số thất nghiệp cao kỷ lục của Pháp.
Ngày 24/2, EU cũng đã gia hạn cho Pháp tới năm 2017 để thực hiện giảm thâm hụt ngân sách về mức trần quy định của EU (dưới 3% GDP).
Những dấu hiệu tích cực cũng đã xuất hiện trong nền kinh tế của các quốc gia ở phía nam khu vực châu Âu sau giai đoạn tái cơ cấu đầy khó khăn để lấy lại khả năng cạnh tranh của mình.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Tây Ban Nha (Ine) công bố ngày 26/2 cho thấy, nền kinh tế của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 của EU đã tăng trưởng đạt 1,4% trong năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng lên mức 1.060 tỷ euro.
Những khó khăn còn tồn tại
Trang Global Time cho biết, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) mới đây còn cảnh báo về nguy cơ mất cân bằng kinh tế vĩ mô tại một số nước như Đức và Pháp.
Ủy viên châu Âu về vấn đề kinh tế và tài chính, ông Pierre Moscovici cho rằng: "Các biện pháp cải cách do Pháp thực hiện đang đi đúng hướng song vẫn chưa đủ để giải quyết các vấn đề về tài chính hiện tại", trong đó có những vấn đề về rủi ro đầu tư công cộng và tư nhân.
Ông cũng cho rằng ngay cả với nền kinh tế lớn nhất của EU với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là Đức cũng cần phải thay đổi các chính sách kinh tế của mình, bên cạnh đó là các quốc gia thành viên khác như Bỉ, Ý, Hà Lan, Romania, Phần Lan, Thụy Điển và Anh.
Ông Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho rằng tỉ lệ lạm phát thấp đang dần trở thành một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế khu vực EU, đe dọa tiềm năng tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Chính ECB cũng đang phải đối mặt với bài toán khó khi phải tính toán làm sao kích thích được nền kinh tế EU tăng trưởng, duy trì lạm phát từ 0-2% và cân bằng nhiều yếu tố khác nữa mà vẫn không khiến đồng Euro bị rớt giá thêm.
Đặc biệt, hiện EU còn đang phải đối mặt với vấn đề lớn khác đó là Hy Lạp, khi nước này vẫn luôn bị cảnh báo sớm muộn cũng sẽ bị vỡ nợ và buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung euro, từ đó sẽ là khởi đầu cho sự tan rã của khu vực này.
Đây cũng là lần đầu tiên Hy Lạp rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế trong hai quý liên tiếp, kể từ khi quốc gia này thoát khỏi giai đoạn suy thoái kéo dài trong sáu năm hồi năm ngoái.
Thời gian tới, thay vì đi theo chính sách khắc khổ thắt lưng buộc bụng thì Hy Lạp sẽ thực hiện chương trình cải cách của riêng mình, bất chấp mọi nghi ngại từ IMF, ECB và nhất quyết không nhận thêm gói cứu trợ mới.
Các nhà kinh tế thế giới cũng đã dự báo về khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hết sức khó khăn trong thời gian tới, dù mới đây đã đạt được thỏa thuận kéo dài chương trình cứu trợ thêm 4 tháng với EU.
Huyền Trân
Bình luận