(VTC News ) - Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Huy Thuật (Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân) đề nghị tập trung đổi mới về phương pháp đào tạo, giảng dạy chuyên ngành Cảnh sát môi trường.
Tại buổi hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo Cảnh sát môi trường trong giai đoạn hiện nay",nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ đã bày tỏ quan điểm cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, học viên khoa Cảnh sát môi trường.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Lý (Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an) cho biết tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đang diễn ra rất phức tạp.
Cùng với đó, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt đưa vào môi trường ngày càng tăng.
Rừng bị chặt phá bừa bãi, khoáng sản bị khai thác bừa bãi làm nguồn nước ô nhiễm, đa dạng sinh học bị đe dọa.
Thực tế, tại các khu vực khai thác khoáng sản, hóa chất được sử dụng bừa bãi nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hay tại các làng nghề, hầu hết sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ sản xuất thủ công, công nghệ sản xuất thô sơ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhiều sai phạm trong xử lý chất thải công nghiệp với các hành vi như xả nước thải không đạt chuẩn môi trường, vứt rác bừa bãi, nạn chặt phá rừng, phế liệu được nhập vào nước ta với nhiều chất thải nguy hại.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cho rằng, cần đánh giá một cách toàn diện đội ngũ cán bộ lực lượng Cảnh sát môi trường và cần xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho biết lực lượng Cảnh sát môi trường còn thiếu hụt, kinh nghiệm đấu tranh còn hạn chế.
“Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát môi trường trong các trường Công an nhân dân.
Phải nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ và kiến thức về pháp luật, khoa học kỷ thuật để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng chống tội phạm về môi trường”, Trung tướng Yêm nhấn mạnh.
Góp ý vào hội thảo, Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Huy Thuật (Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân) đề nghị tập trung đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy của giảng viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường.
Tướng Thuật cho rằng cần tăng cường giảng dạy lý luận và thực hành trong đào tạo học viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường.
GS Thuật nêu ý kiến cần chú trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý thuyết với các hoạt động thực tiễn tại các phòng Cảnh sát môi trường công an địa phương.
Ngoài ra, GS Thuật đặc biệt lưu ý sớm triển khai đào tạo chuyên ngành Cảnh sát môi trường theo mô hình "Học lý thuyết môn nào, thực hành môn đó”.
“Để đảm bảo hiệu quả công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của các học viên, Học viện Cảnh sát Nhân dân sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ về Cảnh sát môi trường”, GS Thuật nói.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS Dương Văn Minh nhận thấy công tác gắn lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế như: "Chưa định hướng kỹ năng sâu cho sinh viên; thiếu hệ thống tài liệu nghiệp vụ thực tiễn, chưa gắn nội dung giảng dạy lý luận với công tác thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường tại các địa phương".
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động thực hành kiểm định môi trường cho sinh viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường còn thiếu chiều sâu.
PGS Minh cho rằng các giảng viên cần chủ động, linh hoạt trong đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đề xuất với Ban Giám đốc học viện có kế hoạch phối hợp với các đợn vị trong và ngoài ngành Công an.
Lưu Ly
Tại buổi hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo Cảnh sát môi trường trong giai đoạn hiện nay",nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ đã bày tỏ quan điểm cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, học viên khoa Cảnh sát môi trường.
Buổi hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ có kinh nghiệm. |
Cùng với đó, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt đưa vào môi trường ngày càng tăng.
Rừng bị chặt phá bừa bãi, khoáng sản bị khai thác bừa bãi làm nguồn nước ô nhiễm, đa dạng sinh học bị đe dọa.
Thực tế, tại các khu vực khai thác khoáng sản, hóa chất được sử dụng bừa bãi nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hay tại các làng nghề, hầu hết sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ sản xuất thủ công, công nghệ sản xuất thô sơ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhiều sai phạm trong xử lý chất thải công nghiệp với các hành vi như xả nước thải không đạt chuẩn môi trường, vứt rác bừa bãi, nạn chặt phá rừng, phế liệu được nhập vào nước ta với nhiều chất thải nguy hại.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cho rằng, cần đánh giá một cách toàn diện đội ngũ cán bộ lực lượng Cảnh sát môi trường và cần xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho biết lực lượng Cảnh sát môi trường còn thiếu hụt, kinh nghiệm đấu tranh còn hạn chế.
“Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát môi trường trong các trường Công an nhân dân.
Phải nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ và kiến thức về pháp luật, khoa học kỷ thuật để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng chống tội phạm về môi trường”, Trung tướng Yêm nhấn mạnh.
Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Huy Thuật, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân |
Góp ý vào hội thảo, Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Huy Thuật (Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân) đề nghị tập trung đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy của giảng viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường.
Tướng Thuật cho rằng cần tăng cường giảng dạy lý luận và thực hành trong đào tạo học viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường.
GS Thuật nêu ý kiến cần chú trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý thuyết với các hoạt động thực tiễn tại các phòng Cảnh sát môi trường công an địa phương.
Ngoài ra, GS Thuật đặc biệt lưu ý sớm triển khai đào tạo chuyên ngành Cảnh sát môi trường theo mô hình "Học lý thuyết môn nào, thực hành môn đó”.
“Để đảm bảo hiệu quả công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của các học viên, Học viện Cảnh sát Nhân dân sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ về Cảnh sát môi trường”, GS Thuật nói.
Thượng tá, PGS.TS Dương Văn Minh cũng nêu ra những quan điểm nhằm đổi mới công tác đào tạo. |
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động thực hành kiểm định môi trường cho sinh viên chuyên ngành Cảnh sát môi trường còn thiếu chiều sâu.
PGS Minh cho rằng các giảng viên cần chủ động, linh hoạt trong đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đề xuất với Ban Giám đốc học viện có kế hoạch phối hợp với các đợn vị trong và ngoài ngành Công an.
Lưu Ly
Bình luận