Video chú bé đừng tè Manneken Pis ở Brussels (Bỉ) được khoác áo lên tấm áo mới mang cờ và logo NATO nhân dịp 75 năm thành lập tổ chức này.
Hôm 4/4, thay vì hình ảnh trần truồng như thường ngày, bức tượng chú bé đứng tè Manneken Pis nổi tiếng, biểu tượng của thành phố Brussels (Bỉ), được khoác lên mình chiếc áo hình cờ và logo của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong hình ảnh mới nhất, tay chú bé đứng tè Manneken Pis cầm cờ của NATO và đội trên đầu chiếc mũ in hình cờ của tổ chức quân sự này. Nhiều người đã đến xem, chứng kiến khoảnh khắc chú bé đứng tè Manneken Pis khoác lên mình chiếc áo mới.
Đây là hành động để chào đón sự kiện kỷ niệm 75 năm ngày thành lập NATO (4/4/1949 - 4/4/2024). Các ngoại trưởng NATO hôm 4/4 nhóm họp tại Bỉ để kỷ niệm sự kiện thành lập liên minh và nhất trí khởi động kế hoạch viện trợ hơn nữa cho Ukraine.
NATO được thành lập với 12 thành viên ban đầu đến từ châu Âu và Bắc Mỹ trước những lo ngại về mối đe dọa quân sự từ Liên Xô. Sau 75 năm, khối này đã mở rộng ra với quy mô 32 thành viên và do Mỹ dẫn dắt. Hai thành viên mới nhất là Phần Lan và Thụy Điển.
Tượng chú bé đừng tè Manneken Pis nằm gần quảng trường Grand Place, ở góc phố Rue de l’Etuve Rue des Grands Carmes, phía Tây Nam của Tòa thị chính thành phố ở Brussels. Bức tượng đồng Manneken Pis cao 61cm, được hoàn thành vào năm 1619 bởi bậc thầy điêu khắc Jérome Duquesnoy.
Người dân Brussels đã biến bức tượng Manneken Pis trở thành nhân vật đặc biệt trong các sự kiện cũng như các dịp lễ hội của thành phố. Tượng chú bé đứng tè sẽ được thay các bộ trang phục khác nhau, phù hợp với từng dịp.
Tượng Manneken Pis có hơn 800 bộ trang phục, từ của ông già Noel cho tới quốc phục của các quốc gia trên thế giới. Bức tượng được thay trang phục khoảng 30 lần mỗi năm.
Dù bức tượng chú bé đừng tè Manneken Pis không phải một tác phẩm nghệ thuật "hùng vĩ" hay "đồ sộ", song với người Bỉ, bức tượng này lại có ý nghĩa đặc biệt và mang trong mình những truyền thuyết.
Có rất nhiều câu chuyện thú vị xung quanh sự ra đời của bức tượng nhỏ này. Theo người dân Bỉ, bức tượng kể về một người cha lạc mất cậu con trai khi đến Brussels. Sau đó, với sự giúp đỡ của người dân, hai cha con đã đoàn tụ. Để bày tỏ lòng biết ơn, người cha tặng họ bức tượng này.
Video tượng chú bé đừng tè Manneken Pis sau khi được khoác lên mình tấm áo mới.
Một giả thuyết khác cho rằng khi quân Tây Ban Nha rút khỏi Brussels, dự tính cho phóng hỏa đốt toàn bộ thành phố bằng một quả bộc phá có sức công phá lớn. Bỗng có một chú bé đã “tè” vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá đang xì khói, dập tắt nguy cơ nổ tung gây hỏa hoạn, cứu cả thành phố Brussels không bị thiêu rụi.
"Lý lịch" của tượng chú bé đứng tè Manneken Pis còn có thêm dị bản khác. Đó là bức tượng được dựng lên chỉ đơn giản là để trang trí cho một đài phun nước công cộng, cung cấp nước miễn phí của mọi người đi lại, buôn bán ở khu vực trung tâm. Tương Manneken Pis ban đầu là một đài phun nước đóng vai trò thiết yếu trong việc phân phối nước uống ở Brussels từ thế kỷ 15.
Người Brussels hiện không còn quá quan tâm đến việc đâu mới là câu chuyện chính xác về nguồn gốc thật sự phía sau tượng chú bé đứng tè Manneken Pis. Tượng Manneken Pis là một biểu tượng, nhân vật đặc biệt mà người dân Brussels muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Bình luận