• Zalo

Tuổi thơ khốn khó đến cùng cực, tại sao Lý Liên Kiệt lại theo học võ thuật?

Sao thế giớiThứ Bảy, 12/03/2016 07:00:00 +07:00Google News

(VTC News) – Lý Liên Kiệt đến với võ thuật không phải vì đam mê, càng không phải vì truyền thống gia đình.

(VTC News) – Lý Liên Kiệt đến với võ thuật không phải vì đam mê, càng không phải vì truyền thống gia đình.

Trong ký ức của Lý Liên Kiệt, tuổi thơ của ông là chuỗi những ngày tháng khốn khó và thiếu thốn tình cảm.

‘Gia đình tôi rất nghèo. Khi tôi vừa 2 tuổi, cha tôi đã qua đời. Ông chết vì lao động nặng nhọc. Chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi 10 tệ/ tháng/ mỗi đứa con. Một mình mẹ nuôi anh chị em tôi khôn lớn, cho nên, từ bé tôi đã biết phải lao động thế nào, kiếm tiền ra sao vì tôi rất muốn giúp mẹ’.
Lý Liên Kiệt là con út trong gia đình có 5 anh chị em.
Lý Liên Kiệt là con út trong gia đình có 5 anh chị em. 
Cha mất khi Lý Liên Kiệt còn quá nhỏ chưa biết gì, nhưng sau đó, anh càng lớn càng cảm nhận được nỗi buồn khi thiếu vắng tình thương yêu của cha. Lý Liên Kiệt tiết lộ, khi tham gia Thiếu Lâm Tự - bộ phim đầu tiên, anh không thể nào mở miệng nói được từ ‘ba ba’, đến mức phải yêu cầu đạo diễn đổi kịch bản, thay vào đó là chữ ‘đa’ (爹- cũng có nghĩa là cha).
Lý Liên Kiệt là con út trong gia đình, trên anh còn có 2 chị gái, 2 anh trai, vì nhỏ tuổi nhất và yếu ớt nhất nên mẹ không cho phép Lý Liên Kiệt làm bất cứ hoạt động nặng nhọc nào, kể cả việc tập thể dục hay đi bơi, đạp xe đạp. Trong khi các bạn đồng lứa được tung tăng khắp nơi thì Lý Liên Kiệt vẫn bị mẹ nhốt ở nhà. 
Cậu bé Lý Liên Kiệt (bên phải ngoài cùng) rất được giáo viên yêu quý
Ngày nhỏ, Lý Liên Kiệt là một học sinh được nhiều thầy cô giáo quý mến, nhiều người nói rằng, có thể vì Lý Liên Kiệt quá ngoan và biết nghe lời. Cậu được thầy chọn làm lớp trưởng thể dục, nhiệm vụ của cậu là phải dẫn toàn bộ các học sinh từ khối 1 tới khối 6 tới sân học thể dục mỗi khi có tiết học môn này.

Cậu bé ham vận động Lý Liên Kiệt học rất kém môn nhạc do ngũ âm của cậu có vấn đề, tuy nhiên, cậu được giáo viên cưng chiều tới mức, mỗi giờ kiểm tra, nghe tới tên mình, Lý Liên Kiệt đứng tên, giáo viên nhạc lại nói: ‘Lý Liên Kiệt à, hôm nay cổ họng em không được tốt phải không, em không phải thi nữa, ngồi xuống đi, 100 điểm’.
Được cưng chiều ở lớp học văn hoá nhưng Lý Liên Kiệt chịu sự dạy dỗ rất nghiêm khắc ở trường đào tạo võ thuật Thập Sát Hải của võ sư Ngô Bân. Vì lúc đó trường không có nhà tập, cùng với 19 học viên khác, Lý Liên Kiệt phải luyện tập ngay cả trong tiết trời mùa đông khắc nghiệt ở Bắc Kinh, trong khi cơ thể đã lạnh cóng, nếu động tác không dứt khoát và không gây ra tiếng động, các võ sinh ngay lập tức bị mắng té tát.
Thưc chất, con đường tới với võ thuật của Lý Liên Kiệt không phải do anh lựa chọn. Vào kỳ nghỉ hè năm 1971, các vị phụ huynh trong khu phố sợ những đứa con hiếu động của mình sẽ phá phách và gây chuyện trong 1 tháng không tới lớp, họ quyết định gửi chúng vào trường thể dục thể thao, theo học lớp dành cho học sinh đang nghỉ hè.

lý liên kiệt
Lý Liên Kiệt cũng vậy, cậu được gửi vào lớp võ thuật một cách tình cờ. Tuy nhiên, như nhìn thấy được khả năng của cậu bé gầy còm ấy, võ sư Võ Bân đã lựa chọn cậu vào lớp đào tạo đặc biệt của trường mình. Trong số 20 học viên được chọn, Lý Liên Kiệt là võ sinh nhỏ nhất – mới học lớp Một.
Luyện tập được một thời gian, những cậu bé thấy quá khó khăn và bắt đầu nản chí, sau 3 tháng, 20 học viên chỉ còn lại 4. Cậu bé Lý Liên Kiệt cũng từng nghĩ tới chuyện bỏ cuộc, tuy nhiên nhờ đam mê và sự động viên của thầy, Lý Liên Kiệt tiếp tục con đường chinh phục võ thuật của mình. 
lý liên kiệt
Việc bái Võ Bân làm sư phụ được coi là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời Lý Liên Kiệt, ngoài nam diễn viên họ Lý, rất nhiều tên tuổi ngôi sao võ thuật cũng đều trưởng thành từ lò luyện võ của Võ Bân như Ngô Kinh, Vương Kiện Quân… và đặc biệt là Chân Tử Đan. Cùng sinh một năm, cùng là đệ tử của Thập Sát Hải, cùng trở thành ngôi sao điện ảnh, ngôi sao võ thuật, song ngày còn là võ sinh, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan là hai cá tính hoàn toàn đối lập.
(Còn nữa)

Kỳ sau: Lý Liên Kiệt ngoan hiền, Chân Tử Đan ngỗ ngược qua lời kể sư phụ


Hoài An
Bình luận
vtcnews.vn