• Zalo

Tưng bừng lễ hội rước 'vua sống' ở Hà Nội

Thời sựThứ Hai, 10/02/2014 01:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Hàng nghìn người dân nô nức tham gia lễ hội rước "vua sống" độc đáo ở Đông Anh (Hà Nội).

Ngày 10/2 (tức ngày 11 tháng Giêng ) tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương. 
Tích xưa kể rằng, sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh, xây được thành. 

Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm, vào đầu xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. 

Về sau, do đi lại khó khăn và tốn kém, nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả” - còn gọi là lễ rước vua sống - ở đền Sái.
Vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn Thuỵ Lôi lại họp bầu chọn người ngự ghế Vua, Chúa trò (còn gọi là Thanh Giang Sứ) và bốn vị quan: Quan Thự Vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ. 
Đền Sái - nơi diễn ra lễ hội rước vua nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội).

Đền Sái - nơi diễn ra lễ hội rước vua nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội).

Ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn Thụy Lôi lại sống trong không khí tưng bừng của lễ hội rước vua sống

Ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn Thụy Lôi lại sống trong không khí tưng bừng của lễ hội rước vua sống

Hai cụ già được chọn làm 'Vua' và 'Chúa'. Theo quy định, những người được chọn làm vua, chúa trong năm phải là những vị cao niên, khỏe mạnh; còn đủ song toàn cụ ông, cụ bà; có đức độ và có uy tín trong dân chúng.

Hai cụ già được chọn làm "Vua" và "Chúa". Theo quy định, những người được chọn làm vua, chúa trong năm phải là những vị cao niên, khỏe mạnh; còn đủ song toàn cụ ông, cụ bà; có đức độ và có uy tín trong dân chúng. 

Các em nhỏ trong thôn được lựa chọn để tham gia lễ hội

Các em nhỏ trong thôn được lựa chọn để tham gia lễ hội

Kiệu Chúa trong đoàn rước

Kiệu Chúa trong đoàn rước

Kế sau là kiệu Vua

Kế sau là kiệu Vua

Chúa ngồi trên Kiệu, tay cầm kiếm

Chúa ngồi trên Kiệu, tay cầm kiếm 

'Vua' ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước ra đình cùng với kiệu 'Chúa'.

"Vua" ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước ra đình cùng với kiệu "Chúa".

Còn 4 vị 'quan' ngồi võng cùng đoàn rước

Còn 4 vị "quan" ngồi võng cùng đoàn rước 

Vua ngồi trên kiệu đường hoàng, uy nghiêm. Người đóng vai Vua năm nay là ông Trần Văn Chương (72 tuổi).

Vua ngồi trên kiệu đường hoàng, uy nghiêm. Người đóng vai Vua năm nay là ông Trần Văn Chương (72 tuổi).

Đoàn rước có sự tham gia của rất đông người dân và du khách thập phương.

Đoàn rước có sự tham gia của rất đông người dân và du khách thập phương. 

Trong lễ rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu 'Chúa' lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho 'Vua'.

Trong lễ rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu "Chúa" lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho "Vua".

Những thanh niên khỏe mạnh trong thôn được lựa chọn để nâng kiệu

Những thanh niên khỏe mạnh trong thôn được lựa chọn để nâng kiệu

Đoàn rước Vua từ đình làng ra đền Sai kéo dài cả cây số

Đoàn rước "Vua" từ đình làng ra đền Sai kéo dài cả cây số

Vua làm lễ tại đền Sái

Vua làm lễ tại đền Sái

Vua và Chúa cùng bước vào đền Sái

Vua và Chúa cùng bước vào đền Sái

Đóng vai Chúa năm nay là ông Lê Quang Hân (70 tuổi)

 

Bốn vị 'quan tứ trụ triều đình' gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.

Bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.

Trong khi vua và các quan lên Đền Sái, kiệu chúa vòng sang Đền Thượng, thực hành nghi lễ ướm gươm, chém ba nhát vào một tảng đá lớn, một dòng phẩm đỏ tóe ra, tượng trưng cho việc chém đầu gà trắng – Bạch Kê Tinh trong truyền thuyết.

Trong khi vua và các quan lên Đền Sái, kiệu chúa vòng sang Đền Thượng, thực hành nghi lễ ướm gươm, chém ba nhát vào một tảng đá lớn, một dòng phẩm đỏ tóe ra, tượng trưng cho việc chém đầu gà trắng – Bạch Kê Tinh trong truyền thuyết. 

'Vua giả' cầu an cho người dân ngày đầu xuân

'Vua giả' cầu an cho người dân ngày đầu xuân

Người dân nô nức trẩy hội cầu một năm mới bình an

Bình luận
vtcnews.vn