(VTC News) - Cái tên "Apple" xuất hiện trên các trang tin công nghệ trong thời gian qua không giống như sự hào nhoáng thường thấy của họ mà liên quan tới sự cố và kiện tụng.
Đầu tháng 2, ngay trước thềm sự kiện lớn đầu tiên của Apple trong năm, họ đã gặp phải khá nhiều sự cố không đáng có.
Kanye West - Rapper "lắm tài nhiều tật" thẳng thừng tuyên bố "Album của tôi không bao giờ xuất hiện trên Apple". Hành động này của rapper chủ yếu được hiểu là động thái PR cho album và mạng chia sẻ Tidal.
"Vận đen" đeo bám "Táo khuyết" ngay đầu năm mới với sự việc một trận động đất 6,4 độ richter tại Đài Loan hồi đầu tháng này có thể gây thiệt hại lớn tới các cơ sở sản xuất TSMC hơn dự đoán ban đầu.
Sự kiện này có thể sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ ra mắt siêu phẩm 2016 của hãng là iPhone 7/ iPhone 7 Plus.
Ngay sau đó, Apple nhận thêm một cú sốc kiện tụng khi hãng Immersion liên tục mang tới những cáo buộc về vi phạm bản quyền công nghệ 3D Touch - vốn được cho là độc quyền từ "Táo khuyết".
Trong đó, điển hình nhất là công ty Immersion - công ty đã gửi đơn kiện lên tòa án Hoa Kỳ với 3 "tội danh" mà Apple phạm phải.
Thứ nhất là Immersion kiện Apple đã vi phạm tới "hệ thống thông tin phản hồi xúc giác với hiệu ứng được lưu trữ". Hệ thống này khi hoạt động có âm thanh khá giống với tiếng Peek/ Pop của 3D Touch.
Tiếp theo đó, Apple được cho là đã sao chép "thiết bị tạo phản hồi xúc giác" - dẫn chứng cho đều này Immersion chỉ ra sự tương đồng giữa thiết bị của họ và sự rung của iPhone khi kích hoạt 3D Touch.
Cuối cùng là "Mô hình tương tác cho phản hồi chung trên thiết bị di động" do Immersion tạo ra cũng xuất hiện trên iPhone, theo cáo buộc của công ty này.
Tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Apple đã gặp phải trong thời gian qua.
Theo BBC, Apple được coi là đã từ chối lệnh của toà án truy cập dữ liệu trong chiếc iPhone của tay súng đã giết chết 14 người tại San Bernardino, bang California. Chiếc điện thoại này được tìm thấy sau khi thủ phạm tự sát.
Tuy nhiên, đích thân CEO Tim Cook của Apple đăng đàn phản đối: "Chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi thực hiện việc làm ảnh hưởng tới khách hàng". Ông gọi đây là "hành động chưa từng có".
Nặng nề hơn, Apple cho rằng đây sẽ là một "tiền lệ nguy hiểm" và thậm chí cả nhân viên của họ cũng không được truy cập những thông tin cá nhân trong iPhone của khách hàng.
Hành động này vốn được coi là đảm bảo an ninh cho khách hàng, tuy nhiên, nó không được nhiều người ủng hộ, đặc biệt là gia đình của các nạn nhân trong vụ thảm sát tại San Bernardino.
Theo Dailymail, một số người phẫn nộ đã gọi chữ cái "i" trong chữ iPhone - là chữ viết tắt của IS - Phiến quân Hồi giáo đang làm loạn Trung Đông và thế giới.
Chưa biết các sự cố này của Apple sẽ được giải quyết như thế nào trong thời gian tới nhưng những sự việc trên ít nhiều đã khiến uy tín của Apple giảm sút, nhất là trong thời điểm sự kiện lớn tháng 3 của họ đang sắp diễn ra.
Uyên Nguyễn
Đầu tháng 2, ngay trước thềm sự kiện lớn đầu tiên của Apple trong năm, họ đã gặp phải khá nhiều sự cố không đáng có.
Tim Cook đang phải xử lý nhiều sự cố bất ngờ của Apple |
"Vận đen" đeo bám "Táo khuyết" ngay đầu năm mới với sự việc một trận động đất 6,4 độ richter tại Đài Loan hồi đầu tháng này có thể gây thiệt hại lớn tới các cơ sở sản xuất TSMC hơn dự đoán ban đầu.
Kanye West tuyên bố "tẩy chay" Apple |
Ngay sau đó, Apple nhận thêm một cú sốc kiện tụng khi hãng Immersion liên tục mang tới những cáo buộc về vi phạm bản quyền công nghệ 3D Touch - vốn được cho là độc quyền từ "Táo khuyết".
Trong đó, điển hình nhất là công ty Immersion - công ty đã gửi đơn kiện lên tòa án Hoa Kỳ với 3 "tội danh" mà Apple phạm phải.
Thứ nhất là Immersion kiện Apple đã vi phạm tới "hệ thống thông tin phản hồi xúc giác với hiệu ứng được lưu trữ". Hệ thống này khi hoạt động có âm thanh khá giống với tiếng Peek/ Pop của 3D Touch.
Apple vướng nghi vấn kiện tụng vì màn hình 3D Touch |
Cuối cùng là "Mô hình tương tác cho phản hồi chung trên thiết bị di động" do Immersion tạo ra cũng xuất hiện trên iPhone, theo cáo buộc của công ty này.
Tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Apple đã gặp phải trong thời gian qua.
Theo BBC, Apple được coi là đã từ chối lệnh của toà án truy cập dữ liệu trong chiếc iPhone của tay súng đã giết chết 14 người tại San Bernardino, bang California. Chiếc điện thoại này được tìm thấy sau khi thủ phạm tự sát.
Tim Cook gặp rắc rối vì phản đối lệnh giúp đỡ FBI |
Tuy nhiên, đích thân CEO Tim Cook của Apple đăng đàn phản đối: "Chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi thực hiện việc làm ảnh hưởng tới khách hàng". Ông gọi đây là "hành động chưa từng có".
Nặng nề hơn, Apple cho rằng đây sẽ là một "tiền lệ nguy hiểm" và thậm chí cả nhân viên của họ cũng không được truy cập những thông tin cá nhân trong iPhone của khách hàng.
Hành động này vốn được coi là đảm bảo an ninh cho khách hàng, tuy nhiên, nó không được nhiều người ủng hộ, đặc biệt là gia đình của các nạn nhân trong vụ thảm sát tại San Bernardino.
Theo Dailymail, một số người phẫn nộ đã gọi chữ cái "i" trong chữ iPhone - là chữ viết tắt của IS - Phiến quân Hồi giáo đang làm loạn Trung Đông và thế giới.
Chưa biết các sự cố này của Apple sẽ được giải quyết như thế nào trong thời gian tới nhưng những sự việc trên ít nhiều đã khiến uy tín của Apple giảm sút, nhất là trong thời điểm sự kiện lớn tháng 3 của họ đang sắp diễn ra.
Uyên Nguyễn
Bình luận