(VTC News) - Theo thông kế của Bộ Y tế, phần lớn số ca tử vong do sởi xảy ra tại miền Bắc, trong đó chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi.
Để đạt được tiêu năm 2017 sẽ thanh toán được dịch sởi, tới đây Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm vắc xin phòng sởi và rubera cho khoảng 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị trực tuyến thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi diễn ra chiều 8/4 tại Hà Nội.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 6.611 trường hợp sốt phát ban trong đó có 3.380 trường hợp được chẩn đoán xác định mắc bệnh sởi, bao gồm các trường hợp xét nghiệm dương tính và xác định dịch tễ học. Trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi và biến chứng của sởi (tính đến ngày 31/3).
Theo thông kế của Bộ Y tế, phần lớn số ca tử vong do sởi xảy ra tại miền Bắc, trong đó chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sởi lan nhanh trên diện rộng là do không được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc không rõ có được tiêm hay không?
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng cho biết: “Để ngăn chặn tình trạng dịch sởi bùng phát hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Bộ Y tế sẽ đảm bảo đủ vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng và không để tình trạng thiếu vắc xin xảy ra”.
Liên quan đến vấn đề virus sởi biến đổi gen, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ cho biết, hiện ở Việt Nam chưa phát hiện thấy có sự biến đổi về gen ở virus sởi. “Dù có 2 đến 3 kiểu gen khác nhau, nhưng hiện tại ở Việt Nam virus sởi không có gì khác về động lực và lâm sàng. Hiện trên thế giới virus sởi vẫn chỉ có một kháng nguyên duy nhất”, ông Hiển khẳng định.
Đánh giá về tình hình dịch sởi thời gian qua, thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện dịch sởi đã xuất hiện tại 59/63 tỉnh thành của cả nước. Tuy nhiên, theo thống kê so sánh, mùa dịch năm 2013 – 2014 có số mắc thấp hơn so với vụ dịch năm 2009-2010 và đang có dấu hiệu giảm dần.
Theo thứ trưởng Long: “Dù tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng dịch, tuy nhiên dịch sởi vẫn xảy ra. Trên thế giới mỗi giờ vẫn có 14 ca mắc sởi xảy ra”.
Để kiểm soát dịch sởi trong thời gian tới, thứ trưởng Long nhấn mạnh: “Chỉ có biện pháp tiêm phòng mới có thể kiểm soát tốt được dịch sởi trong thời gian tới. Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn thành tiêm vét vắc xin sởi trong tháng 4 này”.
» Đã 3 trẻ tử vong, Hà Nội quyết dập nhanh dịch sởi
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» 3 người chết vì sởi, làm sao phòng tránh?
» Dịch sởi tấn công người Hà Nội
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
Nam Anh
Để đạt được tiêu năm 2017 sẽ thanh toán được dịch sởi, tới đây Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm vắc xin phòng sởi và rubera cho khoảng 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 6.611 trường hợp sốt phát ban trong đó có 3.380 trường hợp được chẩn đoán xác định mắc bệnh sởi, bao gồm các trường hợp xét nghiệm dương tính và xác định dịch tễ học. Trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi và biến chứng của sởi (tính đến ngày 31/3).
Theo thông kế của Bộ Y tế, phần lớn số ca tử vong do sởi xảy ra tại miền Bắc, trong đó chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sởi lan nhanh trên diện rộng là do không được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc không rõ có được tiêm hay không?
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng cho biết: “Để ngăn chặn tình trạng dịch sởi bùng phát hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Bộ Y tế sẽ đảm bảo đủ vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng và không để tình trạng thiếu vắc xin xảy ra”.
Liên quan đến vấn đề virus sởi biến đổi gen, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ cho biết, hiện ở Việt Nam chưa phát hiện thấy có sự biến đổi về gen ở virus sởi. “Dù có 2 đến 3 kiểu gen khác nhau, nhưng hiện tại ở Việt Nam virus sởi không có gì khác về động lực và lâm sàng. Hiện trên thế giới virus sởi vẫn chỉ có một kháng nguyên duy nhất”, ông Hiển khẳng định.
Đánh giá về tình hình dịch sởi thời gian qua, thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện dịch sởi đã xuất hiện tại 59/63 tỉnh thành của cả nước. Tuy nhiên, theo thống kê so sánh, mùa dịch năm 2013 – 2014 có số mắc thấp hơn so với vụ dịch năm 2009-2010 và đang có dấu hiệu giảm dần.
Theo thứ trưởng Long: “Dù tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng dịch, tuy nhiên dịch sởi vẫn xảy ra. Trên thế giới mỗi giờ vẫn có 14 ca mắc sởi xảy ra”.
Để kiểm soát dịch sởi trong thời gian tới, thứ trưởng Long nhấn mạnh: “Chỉ có biện pháp tiêm phòng mới có thể kiểm soát tốt được dịch sởi trong thời gian tới. Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn thành tiêm vét vắc xin sởi trong tháng 4 này”.
» Đã 3 trẻ tử vong, Hà Nội quyết dập nhanh dịch sởi
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» 3 người chết vì sởi, làm sao phòng tránh?
» Dịch sởi tấn công người Hà Nội
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
Nam Anh
Bình luận