• Zalo

Tụ tập trà đá thâu đêm ở vỉa hè: Bệ rạc, nhếch nhác, phát sinh tệ nạn, tội phạm

Thời sựThứ Hai, 03/12/2018 07:19:00 +07:00Google News

Tụ tập trà đá thâu đêm ở vỉa hè là hành vi bệ rạc, nhếch nhác của những người vô công rồi nghề, nơi phát sinh tệ nạn, tội phạm, làm xấu hình ảnh của Thủ đô.

Tối 1/12 hàng trăm CSCĐ, cảnh sát 113 bao vây, đưa nhóm gần 50 thanh niên tụ tập trà đá tại ngã tư Xã Đàn - Đại Cồ Việt, Hà Nội về đồn. Đọc mẩu tin này mà tôi thấy buồn cho những thanh niên vô công rồi nghề, làm khổ bao người khác trong đêm hôm.

Tôi luôn tự hỏi, vì sao mà những thanh niên giữa Thủ đô lại luôn tụ tập, tìm đến một thứ gọi là “văn hoá trà đá” vỉa hè để giải khuây đến vậy.

Có thời gian làm việc ở Hà Nội, tôi hiểu thế nào là những quán trà đá vỉa hè. Nói là quán cho oai chứ thực tế chỉ là dăm ba chiếc ghế thấp tè, vài chiếc cốc – có khi còn được để trên những viên gạch lổng chổng giữa đường, vài phích nước nóng, một ấm trà, vài ba bao thuốc cái loại và cái điếu cày… thế là thành quán trà đá. Thậm chí, những người chủ của các quán trà trà đá này còn kiêm luôn dịch vụ ghi lô đề nên cũng rất hút khách.

cscd-113-bao-vay-hon-50-thanh-nien-tu-tap-tra-da-giua-nga-tu-0655571

 Những thanh niên tụ tập trà đá thâu đêm ở vỉe hè chẳng kẻ vô công rồi nghề, làm khổ người khác. (Ảnh: Vietnamnet) 

Những quán trà đá kiểu như thế này xuất hiện nhan nhản ở Thủ đô, từ những đường phố lớn, dưới chân những toà cao ốc chọc trời cho đến những hàng cùng ngõ hẻm… Khách hàng của những quán trà đá kiểu này cũng đủ thành phần, từ những người lao động cho đến cả những nam thanh nữ tú ăn vận chỉnh tề thơm tho đẹp đẽ.

Dần dần, những quán trà đá có biến thể thêm trà chanh, trà quất, trà sả, trà đào…ngồi cắn với đĩa hướng dương, hạt dưa để hút thêm những nam thanh, nữ tú.

Không ai kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm của những thứ nước được gọi là "trà" này. Nhưng có thể dễ thấy nó bẩn thỉu và mất vệ sinh đến thế nào.

Thế rồi, cũng chẳng biết từ khi nào, trà đá vỉa hè bỗng được nâng tầm thành “nét văn hoá” của thủ đô và được phong những mỹ từ dạng như: “Thứ đồ uống rẻ tiền dễ mua, lại dễ khiến người ta quên đi bao lo toan vội vã”. Thậm chí, trà đá vỉa hè còn trở thành cảm hứng sáng tác của một nhạc sĩ trẻ.

Anh bạn của tôi là một thạc sĩ Tâm lý học trong một lần ra Hà Nội nói về “văn hoá trà đá” ở Thủ đô thế này: “Trong văn hoá phương Đông, uống trà là một nét văn hoá và nơi thưởng trà cũng là những nơi có không gian trang trọng và yên tĩnh. Ấy thế mà bây giờ người ta lại lôi cái văn hoá tao nhã ấy ra chui lủi vào các hang cùng ngõ hẻm kèm theo những tiếng chửi thề, nhếch nhác và bệ rạc”.

img-3504-0003102

 Trà đá vỉe hè là "nét văn hoá" hay là một loại hình kinh doanh nhếch nhác, bệ rạc cần loại bỏ? (Ảnh: Phạm Quý)

Ngẫm cũng đúng, chẳng hiểu sao trà đá vỉa hè lại được tự phong là “nét văn hoá”? Văn hoá ở đâu khi người ta đua nhau lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ để làm nơi buôn bán? Văn hoá ở đâu khi hàng chục kẻ túm tụm vào một chỗ rồi “chém gió”, chửi thề… gây mất trật tự công cộng.

Văn hoá ở đâu, khi mà đi qua những nơi là quán trà đá thì ở đó là những những mảng vìa hè loang lổ, ố vàng, những cốc nước uống thừa được hất toẹt ra đường kèm theo đó là đầu mẩu thuốc lá, vỏ kẹo lạc, tàn thuốc lào, bã chè vương vãi…

 
Ngẫm cũng đúng, chẳng hiểu sao trà đá vỉa hè lại được tự phong là “nét văn hoá”? Văn hoá ở đâu khi người ta đua nhau lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ để làm nơi buôn bán? Văn hoá ở đâu khi hàng chục kẻ túm tụm vào một chỗ rồi “chém gió”, chửi thề…

Như thế, trà đá vỉa hè là “nét văn hoá” hay là là một loại hình kinh doanh nhếch nhác, bệ rạc cần loại bỏ?

Theo thông tin báo chí đưa thì khu ngã tư Xã Đàn – Đại Cồ Việt (Hà Nội) là chỗ tụ tập thường xuyên của các nam thanh nữ tú Hà Thành từ tối đến 4 – 5h sáng hôm sau. Rõ ràng, đây là tụ điểm của sự ồn ào, mất trật tự từ rất lâu rồi và việc công an phải tập trung lực lượng vây bắt chỉ là “giọt nước tràn ly”.

Ai cũng hiểu, đêm là quãng thời gian được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc vất vả, vậy mà đám người này lại tụ tập giữa nơi công cộng, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự công cộng. Hành động này chỉ có thể xuất hiện ở những người vô văn hoá và không có học thức.

Tại nhiều nước tiến bộ, hiện tượng tụ tập đông người để đi chơi không phải là không có. Thậm chí, tại một số nơi còn nhiều hơn ở nước ta. Điển hình là nhiều sinh viên của Singapore thường đi chơi từ 20h tối hôm trước và về nhà ngủ lúc 2-3h sáng hôm sau.

Tuy nhiên, nhìn theo số đông cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tụ tập, chơi bời của họ là để giải tỏa áp lực trong học tập, trong lao động.

Hoạt động vui chơi của họ là nhằm mục đích “khởi động lại hoặc làm mới lại” bộ não để tiếp tục cho hoạt động tiếp theo. Đồng thời, khung giờ hoạt động học tập, lao động (thường bắt đầu vào lúc 9h sáng) cho phép họ hoạt động về khuya nhiều hơn.

Ngoài ra, các điểm mà họ vui chơi giải trí cũng là những địa điểm kinh doanh hợp pháp, tuân thủ quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Còn với đám thanh niên kể trên, có lẽ việc tụ tập đám đông ở trà đá vỉa hè có lẽ chỉ theo hướng a-dua, đua đòi hoặc thể hiện.

Đặc biệt, trong số này có kẻ còn mang theo cả ma tuý dạng cỏ, dạng đá cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù không phải ai cũng sử dụng nhưng việc dùng ma tuý tại nơi công cộng với hiệu ứng đám đông sẽ khiến nhiều người không làm chủ được mình.

Đều là những người còn khá trẻ nhưng lại đi chơi đến 4 – 5h sáng thì có thể phỏng đoán đây là những thanh thiếu niên chơi bời, lêu lổng, thích thể hiện mình. Vì vậy, chuyện “thử thành thật” trong việc sử dụng chất gây nghiện là hoàn toàn có thể.

Và cũng chính từ những đám đông xô bồ, nhả khói đêm khuya, rì rầm trong chén trà đá kèm theo một cái nhìn không mấy thiện cảm hay còn gọi là "nhìn đểu" thì những xích mích, va chạm có thể dẫn đến đánh nhau rất dễ xảy ra. Những án mạng đau thương, nhiều gia đình mất người mất của, tang thương cũng từ đó mà ra...

Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến của mình TẠI ĐÂY hoặc qua email [email protected]

NGUYỄN VƯƠNG
Bình luận
vtcnews.vn