Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Ảnh: Kiều Minh)
Hiện Ủy ban kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng cũng vào cuộc để tiến hành xử lý đảng viên có dấu hiệu vi phạm, và Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau cũng đang tiến hành các quy trình kiểm điểm, kỷ luật với vị Phó Chánh văn phòng…
Nếu ở góc độ hiện tượng xã hội thì những việc đó không phải chuyện gì lạ lẫm mà là vấn đề của gia đình, xã hội. Nhưng rơi vào trường hợp những người có quyền chức thì ta hiểu ngay sự việc xảy ra một là do bị ép buộc hoặc có thể hiểu là người có quyền có chức thì gắn với hiện tượng đó (quan hệ bất chính – PV).
Tôi nói về tư cách người công chức, người cán bộ, người có chức quyền và đồng thời cũng là đảng viên thì vấn đề ở đây là tính gương mẫu – nhất là người phương Đông thì tính gương mẫu rất quan trọng.
Ngày xưa quy định quan càng lớn trách nhiệm càng cao, tội càng nặng, nên ngày xưa làm quan mới có dưỡng liêm (tức là gìn giữ được sự liêm chính - NV) trên nguyên tắc cùng một tội nhưng chức càng to tội càng nặng.
Đơn giản ở chỗ “anh” chức to được hưởng lộc nước nhiều rồi, nói ở góc độ của ta hiện nay thì được Đảng giáo dục nhiều rồi, nên “anh” mà vi phạm thì tác động tiêu cực xã hội mạnh hơn một người không có chức sắc, cho nên có tội phải phạt gấp đôi.
Ngoài chuyện “anh” không được như một công dân bình thường, thì đảng viên phải hơn công dân bình thường về phẩm chất, có những người dân bình thường có thể họ chưa được giáo đục đầy đủ, chưa có ý thức chính trị, chưa có trách nhiệm với danh dự của một tổ chức chính trị, nên cán bộ lãnh đạo mà vi phạm thì rõ ràng xử lý phải nặng hơn.
- Đi vào sự vụ cụ thể như đã nêu thì dư luận càng thêm bất bình ở chỗ “họ” là những cán bộ nắm cương vị lãnh đạo trong cơ quan pháp luật, hiểu rõ hơn ai hết thế nào là đúng – sai, họ cũng “cầm cán cân công lý” trong tay mà lại phá hoại hạnh phúc gia đình người khác?
Đừng nghĩ chuyện đó (cầm cán cân công lý – PV), đây không phải nói đến kiến thức mà là ý thức, chứ kiến thức đương nhiên họ làm ở tòa án họ nghĩ rằng làm việc này (quan hệ bất chính – PV) thì mang tội này tội kia, nhưng về ý thức thì họ lại nghĩ “mình có quyền thì mình có thể làm mọi chuyện”.
Hình ảnh vị thẩm phán bị bắt quả tang nằm ôm vợ người khác trong quán cà phê. (Ảnh do người chồng bị vợ "cắm sừng" cung cấp)
Tôi có quan niệm cổ điển: quan là “quan phụ mẫu”, quan là cha mẹ dân, nhưng đừng nghĩ cha mẹ dân là đè đầu cưỡi cổ dân, mà cha mẹ dân là “anh” có trải nhiệm tuổi tác hơn, có học hành tử tế hơn và có trách nhiệm với người dưới quyền của mình hơn – cái đó rất là biện chứng.
Ngày xưa xã hội có mặt bằng giá trị theo nho giáo đề rất cao tính liêm sỉ, nên với người lãnh đạo dưỡng liêm và liêm chính là những phẩm chất quan trọng lắm, có khi không cần đến luật pháp mà người lãnh đạo luôn tự xử, tự soi mình, tự giải quyết việc của mình, mà đương nhiên có cả dư luận xã hội gắn liền với lợi ích giá trị để người lãnh đạo tự điều chỉnh hành vi của mình trong xã hội.
- Như vậy, cách xử lý sẽ như thế nào, thưa ông?
Quan trọng nhất cũng giống như chống tham nhũng ở chỗ, đã là công chức, là những đảng viên có quyền có chức rồi thì chỉ cần Đảng giữ nguyên kỷ luật của mình đã giải quyết được căn bản rồi.
Phải quan niệm đấy chính là cách bảo vệ Đảng, bảo vệ uy tín của người cầm quyền, nếu không, nó cứ trượt dần thì không phải chỉ là mất uy tín của ông A ông B mà dần dần họ đặt dấu hỏi cả bộ máy tổ chức – điều này rất là nguy hại.
Nếu tổ chức Đảng mà nhận thức được điều này thì phải xử lý đi. Muốn bảo vệ Đảng và bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng thì phải chỉnh đốn nghiêm những việc như vậy, coi đây là trách nhiệm của mình, vấn đề của mình và lợi ích của mình.
- Xin cảm ơn những ý kiến của ông!
Kiều Minh (thực hiện)
Bình luận