(VTC News) - Việc nhiều tập đoàn lớn xin được quản lý và thu phí Vịnh Hạ Long cần có cơ chế rõ ràng, nếu không sẽ biến di sản thành một "mỏ dầu".
Di sản không phải "mỏ dầu"
Việc Tập đoàn Bitexco (Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh) và Tập đoàn Tuần Châu vừa đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc muốn "nhượng" quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm, đang được dư luận quan tâm.
Theo ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL, hiện trên thế giới không hiếm các mô hình di sản được quản lý bởi các công ty, tập đoàn. Có mô hình thành công nhưng cũng không hiếm mô hình quản lý thất bại.
Muốn thành công phải để mắt thường xuyên, phải thắt chặt quản lý, không thể khoán trắng và cũng không phải cái gì cũng áp công thức xã hội hóa.
Đặc biệt, trong trường hợp này vịnh Hạ Long không phải là một món hàng trao đổi, có làm bất cứ việc gì cũng phải cần đặc biệt thận trọng và cân nhắc, di sản không phải là món hàng, không phải nhiều tiền là có thể làm được mọi việc. Chỉ nên thử nghiệm trong một vài khâu nào đó. Không thể một lần khoán trắng.
Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho rằng, thời gian gần đây, đề xuất quản lý và khai thác phí tại di sản Vịnh Hạ Long đã bị hiểu lầm và mới đây UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã giải thích rõ là "không phải khoán trắng cho doanh nghiệp mà là cùng quản lý".
Theo ông Phong, đối với một danh lam, nhà nước không bao giờ để tư nhân làm. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể thầu, khoán lại một số hạng mục, công đoạn quản lý, chứ không giao hoàn toàn.
"Khai thác danh lam - một công trình văn hóa hoàn toàn khác với khai thác một công trình kinh tế. Ví dụ, khai thác một mỏ dầu, nhà nước và tư nhân khi tôi nhượng có thể cùng làm và chia theo phần trăm, có thể khai thác cạn kiệt mỏ dầu đó và khi nào hết tài nguyên thì chấm dứt việc hợp tác. Nhưng với di sản văn hóa thì khác, khai thác không chỉ sinh lợi mà quan trọng hơn còn là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa", ông Phong phân tích.
Do vậy, phải làm trên cơ sở hợp tác công – tư. Thứ nhất, phải bảo tồn được di sản, nếu khai thác cạn kiệt, hủy hoại di sản thì không được phép làm. Thứ hai, không được phép tăng giá vô tội vạ mà không tính đến lợi ích cộng đồng và giá trị quảng bá với thế giới.
Việc bảo tồn, phát triển và gia tăng hiệu quả khai thác đến đâu các di sản phụ thuộc vào cam kết cũng như các điều khoản mà hai bên đặt ra.
"Tôi cho rằng, UBND tỉnh Quảng Ninh nên đưa ra các công thức tính cụ thể.
Nên xác lập cơ chế công tư rõ ràng, chứ không phải vì mục tiêu nhóm, mục tiêu cá nhân. Mục đích của hợp là có thể bồi hoàn được chi phí bảo tồn di sản và đảm bảo khuyến khích được du lịch, quảng bá di sản văn hoa dân tộc.
Đây không phải là vấn đề thuần túy kinh doanh, nên phải công khai, minh bạch và có chế tài kiểm soát rõ ràng", ông Phong bày tỏ.
Liên quan đến nhiều lo ngại cho rằng nếu để doanh nghiệp tư nhân làm, mức phí thăm quan có thể "tăng vọt", ông Phong cho rằng, lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nên xem xét áp mức giá trần phí thăm quan đối với các đơn vị sẽ tham gia quản lý du sản. Mức phí này phải đảm bảo chi phí này không được vượt quá nhiều so với chi phí đầu tư và không vượt so với giá trung bình của các danh lam khác.
Vấn đề lo ngại không phải không có cơ sở khi mà với danh lam Tràng An hiện do Công ty Xuân Trường quản lý, khai thác gây ra một số tiêu cực trong thời gian gần đây.
Cụ thểm theo phản ánh của báo chí, Xuân Trường hưởng tới 90% phí danh lam mà trong tổng số 150.000 đồng tiền vé/khách thì 80.000 đồng là phí danh lam.
Xuân Trường còn in vé áp dụng cho phí danh lam, phí chở đò trong khu hang động sinh thái Tràng An và vé xe điện chùa Bái Đính theo mẫu của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình nhưng không đăng ký phát hành theo quy định.
Vé trông giữ xe ô tô tại khu sinh thái Tràng An và phí danh lam, phí chở đò dọc Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đơn vị này chưa in theo mẫu của Cục Thuế tỉnh hướng dẫn nhằm giảm nguồn thu để tiền nộp ngân sách theo tỷ lệ ít đi.
"Việc hợp tác với tư nhân làm lợi ích lớn nhất là có thể tận dụng được công nghệ quản lý của một đơn vị chuyên nghiệp, có quảng bá, maketting toàn cầu, có thể thống dẫn khách toàn cầu. Vì thế sẽ tốt hơn về mặt doanh thu và quảng bá.
Tuy nhiên, nếu không minh bạch sẽ dẫn đến những vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm hoặc khai thác di sản theo hướng không bền vững", ông Phong phân tích.
Việt Nam đang lãng phí di sản
Ở một góc độ khác, trả lời báo chí, ông Phan Đình Huê, chuyên gia du lịch, thẳng thắn nhận xét: “Vịnh Hạ Long đang được khai thác một cách đơn điệu”.
Theo ông, du khách đến vịnh Hạ Long chỉ ngủ một đêm trên tàu hoặc sáng đi rồi chiều về lại Hà Nội. Môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên ở vịnh Hạ Long cũng không tốt, khi tại bến tàu thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành khách đi tàu, nạn bán hàng rong chèo kéo du khách trên vịnh từ lâu không được xử lý và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Ngoài chèo thuyền kayak (một loại thuyền nhựa nhỏ chèo trên vùng nước êm), các dịch vụ mang tính trải nghiệm như thể thao trên vịnh, câu cá, lặn biển… không phát triển. Đặc biệt, việc tiếp thị vịnh Hạ Long ra nước ngoài trong thời gian qua vẫn chủ yếu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Từ những bất cập trong khai thác vịnh Hạ Long hiện tại, cả ông Huê cho rằng cần có một sự thay đổi đột phá trong kinh doanh, quản lý vịnh.
Nhà nước không nên “ôm” cả việc vừa quản lý vừa kinh doanh". Tuy nhiên, để tránh độc quyền về giá, về dịch vụ… có thể xảy ra nếu giao cho một công ty, ông Huê đề xuất nên giao cho nhiều công ty cùng khai thác thông qua đấu thầu.
Vịnh Hạ Long là một quần thể rộng lớn trên mặt biển, nên có thể chia ra một số gói thầu, được phân thành từng khu vực và nên giới hạn ở mức 20 - 30 năm.
"Các doanh nghiệp này cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, giá cả nhưng vẫn phải bảo tồn được di sản theo quy định của nhà nước. Ai yếu, ai nghiệp dư sẽ bị đào thải. Khi không còn gánh trên vai gánh nặng kinh doanh, nhà nước sẽ tập trung vào việc hoạch định chính sách, quy chế quản lý di sản tốt hơn hiện nay”, ông Huê phân tích.
Đồng tình với xu hướng giao cho tư nhân khai thác danh thắng và cùng quản lý với nhà nước, ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt cho rằng lãng phí tài nguyên du lịch ở Việt Nam hiện nay là rất lớn.
Vì thế, Việt Nam cần tổ chức một hội thảo quốc tế về vấn đề nên giao cho tư nhân quản lý, khai thác di sản, danh thắng như thế nào cùng với nhà nước để đem lại hiệu quả tốt nhất nhân chuyện Bitexo đề nghị tỉnh Quảng Ninh được quyền khai thác vịnh Hạ Long trong 50 năm.
Châu Anh
Di sản không phải "mỏ dầu"
Việc Tập đoàn Bitexco (Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh) và Tập đoàn Tuần Châu vừa đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc muốn "nhượng" quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm, đang được dư luận quan tâm.
Vịnh Hạ Long không thể bị biến thành 'mỏ dầu' |
Theo ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL, hiện trên thế giới không hiếm các mô hình di sản được quản lý bởi các công ty, tập đoàn. Có mô hình thành công nhưng cũng không hiếm mô hình quản lý thất bại.
Muốn thành công phải để mắt thường xuyên, phải thắt chặt quản lý, không thể khoán trắng và cũng không phải cái gì cũng áp công thức xã hội hóa.
Đặc biệt, trong trường hợp này vịnh Hạ Long không phải là một món hàng trao đổi, có làm bất cứ việc gì cũng phải cần đặc biệt thận trọng và cân nhắc, di sản không phải là món hàng, không phải nhiều tiền là có thể làm được mọi việc. Chỉ nên thử nghiệm trong một vài khâu nào đó. Không thể một lần khoán trắng.
Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho rằng, thời gian gần đây, đề xuất quản lý và khai thác phí tại di sản Vịnh Hạ Long đã bị hiểu lầm và mới đây UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã giải thích rõ là "không phải khoán trắng cho doanh nghiệp mà là cùng quản lý".
Theo ông Phong, đối với một danh lam, nhà nước không bao giờ để tư nhân làm. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể thầu, khoán lại một số hạng mục, công đoạn quản lý, chứ không giao hoàn toàn.
"Khai thác danh lam - một công trình văn hóa hoàn toàn khác với khai thác một công trình kinh tế. Ví dụ, khai thác một mỏ dầu, nhà nước và tư nhân khi tôi nhượng có thể cùng làm và chia theo phần trăm, có thể khai thác cạn kiệt mỏ dầu đó và khi nào hết tài nguyên thì chấm dứt việc hợp tác. Nhưng với di sản văn hóa thì khác, khai thác không chỉ sinh lợi mà quan trọng hơn còn là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa", ông Phong phân tích.
|
Việc bảo tồn, phát triển và gia tăng hiệu quả khai thác đến đâu các di sản phụ thuộc vào cam kết cũng như các điều khoản mà hai bên đặt ra.
"Tôi cho rằng, UBND tỉnh Quảng Ninh nên đưa ra các công thức tính cụ thể.
Nên xác lập cơ chế công tư rõ ràng, chứ không phải vì mục tiêu nhóm, mục tiêu cá nhân. Mục đích của hợp là có thể bồi hoàn được chi phí bảo tồn di sản và đảm bảo khuyến khích được du lịch, quảng bá di sản văn hoa dân tộc.
Đây không phải là vấn đề thuần túy kinh doanh, nên phải công khai, minh bạch và có chế tài kiểm soát rõ ràng", ông Phong bày tỏ.
Liên quan đến nhiều lo ngại cho rằng nếu để doanh nghiệp tư nhân làm, mức phí thăm quan có thể "tăng vọt", ông Phong cho rằng, lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng nên xem xét áp mức giá trần phí thăm quan đối với các đơn vị sẽ tham gia quản lý du sản. Mức phí này phải đảm bảo chi phí này không được vượt quá nhiều so với chi phí đầu tư và không vượt so với giá trung bình của các danh lam khác.
Vấn đề lo ngại không phải không có cơ sở khi mà với danh lam Tràng An hiện do Công ty Xuân Trường quản lý, khai thác gây ra một số tiêu cực trong thời gian gần đây.
Cụ thểm theo phản ánh của báo chí, Xuân Trường hưởng tới 90% phí danh lam mà trong tổng số 150.000 đồng tiền vé/khách thì 80.000 đồng là phí danh lam.
Xuân Trường còn in vé áp dụng cho phí danh lam, phí chở đò trong khu hang động sinh thái Tràng An và vé xe điện chùa Bái Đính theo mẫu của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình nhưng không đăng ký phát hành theo quy định.
Vé trông giữ xe ô tô tại khu sinh thái Tràng An và phí danh lam, phí chở đò dọc Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đơn vị này chưa in theo mẫu của Cục Thuế tỉnh hướng dẫn nhằm giảm nguồn thu để tiền nộp ngân sách theo tỷ lệ ít đi.
"Việc hợp tác với tư nhân làm lợi ích lớn nhất là có thể tận dụng được công nghệ quản lý của một đơn vị chuyên nghiệp, có quảng bá, maketting toàn cầu, có thể thống dẫn khách toàn cầu. Vì thế sẽ tốt hơn về mặt doanh thu và quảng bá.
Tuy nhiên, nếu không minh bạch sẽ dẫn đến những vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm hoặc khai thác di sản theo hướng không bền vững", ông Phong phân tích.
Việt Nam đang lãng phí di sản
Ở một góc độ khác, trả lời báo chí, ông Phan Đình Huê, chuyên gia du lịch, thẳng thắn nhận xét: “Vịnh Hạ Long đang được khai thác một cách đơn điệu”.
Theo ông, du khách đến vịnh Hạ Long chỉ ngủ một đêm trên tàu hoặc sáng đi rồi chiều về lại Hà Nội. Môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên ở vịnh Hạ Long cũng không tốt, khi tại bến tàu thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành khách đi tàu, nạn bán hàng rong chèo kéo du khách trên vịnh từ lâu không được xử lý và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Ngoài chèo thuyền kayak (một loại thuyền nhựa nhỏ chèo trên vùng nước êm), các dịch vụ mang tính trải nghiệm như thể thao trên vịnh, câu cá, lặn biển… không phát triển. Đặc biệt, việc tiếp thị vịnh Hạ Long ra nước ngoài trong thời gian qua vẫn chủ yếu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Từ những bất cập trong khai thác vịnh Hạ Long hiện tại, cả ông Huê cho rằng cần có một sự thay đổi đột phá trong kinh doanh, quản lý vịnh.
Nhà nước không nên “ôm” cả việc vừa quản lý vừa kinh doanh". Tuy nhiên, để tránh độc quyền về giá, về dịch vụ… có thể xảy ra nếu giao cho một công ty, ông Huê đề xuất nên giao cho nhiều công ty cùng khai thác thông qua đấu thầu.
Vịnh Hạ Long là một quần thể rộng lớn trên mặt biển, nên có thể chia ra một số gói thầu, được phân thành từng khu vực và nên giới hạn ở mức 20 - 30 năm.
"Các doanh nghiệp này cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, giá cả nhưng vẫn phải bảo tồn được di sản theo quy định của nhà nước. Ai yếu, ai nghiệp dư sẽ bị đào thải. Khi không còn gánh trên vai gánh nặng kinh doanh, nhà nước sẽ tập trung vào việc hoạch định chính sách, quy chế quản lý di sản tốt hơn hiện nay”, ông Huê phân tích.
Đồng tình với xu hướng giao cho tư nhân khai thác danh thắng và cùng quản lý với nhà nước, ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt cho rằng lãng phí tài nguyên du lịch ở Việt Nam hiện nay là rất lớn.
Vì thế, Việt Nam cần tổ chức một hội thảo quốc tế về vấn đề nên giao cho tư nhân quản lý, khai thác di sản, danh thắng như thế nào cùng với nhà nước để đem lại hiệu quả tốt nhất nhân chuyện Bitexo đề nghị tỉnh Quảng Ninh được quyền khai thác vịnh Hạ Long trong 50 năm.
Châu Anh
Bình luận