Hơn 25 năm sống không có điện, một làng đi kinh tế mới theo chính sách đứng trước nguy cơ xóa sổ do nhiều hộ dân bức bí đã lần lượt bán nhà, bán đất ra đi.
Xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), nơi có dòng sông Sêrêpôk chảy qua và có nhà máy thủy điện nhưng lâu nay hàng trăm hộ dân ở đây vẫn sống cảnh “đèn dầu”. Hiện, xã có 5/13 thôn buôn thiếu điện, trong đó có 2 thôn chưa hề có lưới điện. Đặc biệt là thôn Nà Ven - thôn hình thành từ chính sách di dân kinh tế mới theo chủ trương của Nhà nước nhưng suốt 25 năm qua vẫn sống trong cảnh tăm tối về đêm.
Năm 1988, hơn 100 hộ dân từ Thái Bình vào Đắk Lắk lập nghiệp. Sau nhiều năm sinh sống vẫn không có điện, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống vô cùng bức bí khiến nhiều hộ không chịu nổi lần lượt bỏ đi nơi khác sinh sống. Từ hơn 100 hộ dân ban đầu nay chỉ còn 52 hộ với 192 khẩu bám trụ. Ở đây, người ta quen gọi Nà Ven là “làng đảo”. Bởi, mùa mưa cả làng thường bị cô lập giữa mênh mông sông nước.
Ông Nguyễn Đức Giang, trưởng thôn Nà Ven cho biết: Hiện nay, Nà Ven có gần 60% hộ thuộc diện đói nghèo. Do chưa có thủy lợi, lúa và hoa màu chỉ trồng được một vụ, năng suất bấp bênh. Nhà nước khoan cho 5 cái giếng thì đều bị nhiễm phèn. Chừng nào có điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, may ra làng đảo này mới, thoát nghèo.
Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm thôn đặc biệt khó khăn này đã không khỏi băn khoăn. Cùng đi với đoàn, lãnh đạo huyện Buôn Đôn hứa với bà con sẽ cho khảo sát, kéo điện nhưng đến nay vẫn không thấy đâu.
Chị Vũ Thị Diến tâm sự: “Nhà có 5 sào đất trồng lúa và đậu. Năm nào trời mưa đều thì mới đủ ăn chứ không cũng phải chạy gạo mất vài ba tháng. Muốn chuyển đi nơi khác nhưng nhà nghèo quá lấy gì mà đi. Hộ nào khấm khá thì mua cái bình ắc quy về thắp sáng cho con cái học hành, còn đa phần dùng đèn dầu nên bóng đêm cứ dài dằng dặc. Thôn chỉ còn chút an ủi là nghèo khó tối tăm vậy mà vẫn có 7 em đỗ đại học”.
Ông Nguyễn Tất Phong, Chủ tịch UBND xã Ea Wer bức xúc: “Chúng tôi đã kiến nghị các cấp, các ngành nhiều rồi, nhưng tới thời điểm này vẫn chưa có điện. Người dân rất mong mỏi có điện vì cuộc sống gặp quá nhiều khó khăn. Nếu Nhà nước không tích cực quan tâm thì không lâu nữa thôn Nà Ven sẽ biến mất, ảnh hưởng xấu đến một chủ trương đúng đắn. Từ năm 1999-2000, hố đã được đào, trụ điện đã được đưa vào thôn nhưng không hiểu lý do gì lại đưa trụ điện trở ra”.
Theo TPO
Bình ắc quy là thiết bị thắp sáng hạng sang ở Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. |
Xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), nơi có dòng sông Sêrêpôk chảy qua và có nhà máy thủy điện nhưng lâu nay hàng trăm hộ dân ở đây vẫn sống cảnh “đèn dầu”. Hiện, xã có 5/13 thôn buôn thiếu điện, trong đó có 2 thôn chưa hề có lưới điện. Đặc biệt là thôn Nà Ven - thôn hình thành từ chính sách di dân kinh tế mới theo chủ trương của Nhà nước nhưng suốt 25 năm qua vẫn sống trong cảnh tăm tối về đêm.
Năm 1988, hơn 100 hộ dân từ Thái Bình vào Đắk Lắk lập nghiệp. Sau nhiều năm sinh sống vẫn không có điện, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống vô cùng bức bí khiến nhiều hộ không chịu nổi lần lượt bỏ đi nơi khác sinh sống. Từ hơn 100 hộ dân ban đầu nay chỉ còn 52 hộ với 192 khẩu bám trụ. Ở đây, người ta quen gọi Nà Ven là “làng đảo”. Bởi, mùa mưa cả làng thường bị cô lập giữa mênh mông sông nước.
|
Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm thôn đặc biệt khó khăn này đã không khỏi băn khoăn. Cùng đi với đoàn, lãnh đạo huyện Buôn Đôn hứa với bà con sẽ cho khảo sát, kéo điện nhưng đến nay vẫn không thấy đâu.
Chị Vũ Thị Diến tâm sự: “Nhà có 5 sào đất trồng lúa và đậu. Năm nào trời mưa đều thì mới đủ ăn chứ không cũng phải chạy gạo mất vài ba tháng. Muốn chuyển đi nơi khác nhưng nhà nghèo quá lấy gì mà đi. Hộ nào khấm khá thì mua cái bình ắc quy về thắp sáng cho con cái học hành, còn đa phần dùng đèn dầu nên bóng đêm cứ dài dằng dặc. Thôn chỉ còn chút an ủi là nghèo khó tối tăm vậy mà vẫn có 7 em đỗ đại học”.
Ông Nguyễn Tất Phong, Chủ tịch UBND xã Ea Wer bức xúc: “Chúng tôi đã kiến nghị các cấp, các ngành nhiều rồi, nhưng tới thời điểm này vẫn chưa có điện. Người dân rất mong mỏi có điện vì cuộc sống gặp quá nhiều khó khăn. Nếu Nhà nước không tích cực quan tâm thì không lâu nữa thôn Nà Ven sẽ biến mất, ảnh hưởng xấu đến một chủ trương đúng đắn. Từ năm 1999-2000, hố đã được đào, trụ điện đã được đưa vào thôn nhưng không hiểu lý do gì lại đưa trụ điện trở ra”.
Theo TPO
Bình luận