(VTC News) – Đó là tiết lộ mới nhất của bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà Nước vào hôm 8/6.
Kỳ vọng lạm phát là 7-8%, có khả năng mức 6% là tín hiệu đáng mừng. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chuyển sang thặng dư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được lượng lớn ngoại tệ.
Đây là những tín hiệu đáng mừng từ kinh tế vĩ mô. Nhưng cũng đứng trước rủi ro kinh tế tăng trưởng mạnh lại, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn ở mức cao”.
Đồng quan điểm với bà Hồng, Ts Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định: “Một số ngành gặp khó khăn lớn như xây dựng, xi măng, sắt thép, bất động sản. Ngành dệt may, da giày cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, dược phẩm, y tế, giáo dục lại phát triển khá”.
DN gặp khó vì “cục máu đông”?
Ông Doanh cho rằng, các DN đang gặp phải 2 khó khăn chính là không tiếp cận được vốn, không tiêu thụ được hàng hóa. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Nợ xấu là cục máu đông, gây tắc nghẽn dòng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp đó tồn tại được đã là thắng lợi rồi”.
Bà Hồng thừa nhận: “Về giá vốn tức là lãi suất, hiện vẫn còn ở mức cao so với mức hấp thụ của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bà Hồngnhấn mạnh: “Với những doanh nghiệp có khả năng sản xuất, có tình hình tài chính lành mạnh, họ sẽ không vay vốn nếu như đầu ra của họ chưa được giải phóng.
Những doanh nghiệp muốn vay vốn thì có thể họ lại chưa đủ các điều kiện. Thêm vào đó, số lượng DN vừa và nhỏ hiện nay rất lớn. Khi chưa đủ điều kiện thì rõ ràng các ngân hàng thương mại cũng rất lo ngại các rủi ro về vốn”.
“Với những lĩnh vực, không thuộc lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi suất cao (trên 20%). Đó là chuyện bình thường. Hi vọng trong thời gian tới, lãi suất tiếp tục giảm. Còn chuyện DN vẫn còn khó khăn, phải nói là có rất nhiều nguyên nhân”, bà Hồng nói.
Trong khi đó, ông Doanh cho rằng, Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên mặc dù họ rất muốn cho vay vốn, nhưng họ vẫn phải “chọn mặt gửi vàng”.
Cũng tại hội thảo này, bà Hồng tiết lộ: “Từ nay cho đến cuối năm, NHNN sẽ duy trì tương đối ổn định mức lãi suất này. Nếu như có phải điều chỉnh sao cho phù hợp với 1 điều kiện cụ thể thì mức điều chỉnh sẽ rất nhỏ và tổng mức điều chỉnh là không lớn”.
Giải pháp cho DN vượt khó
Từ những nhận định trên, ông Doanh đi tới kết luận: “Doanh nghiệp nên tự cứu mình trước khi trời cứu, tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường, phải tự tái cấu trúc lại. Đó là câu chuyện không phải của chính phủ mà là của chính doanh nghiệp”.
TS. Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư kí Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói: “Các doanh nghiệp cần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, đào tạo nghề cũng như đa dạng hóa nguồn vốn, đa dạng hóa sản phẩm để vượt qua thời kì khó khăn này”.
Còn ông Phạm Thiện Long – Phó Tổng giám đốc của HD Bank nói: “Cơ quan Nhà nước cần có chính sách kích cầu tiêu dùng, giảm thuế thu nhập cá nhân để tăng sức mua, giảm thuế VAT…
Các ngân hàng cần giảm bớt những quy định khắt khe trong quá trình cấp tín dụng cũng như nhận tài sản đảm bảo để DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên hỗ trợ DN thông qua các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi, đưa ra các gói dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng”.
Phát biểu tại hội thảo Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm, bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà Nước cho biết: “Hiện nay, kinh tế của Việt Nam đang diễn biến trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chậm lại, hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước đang ở mức thấp.
Kỳ vọng lạm phát là 7-8%, có khả năng mức 6% là tín hiệu đáng mừng. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chuyển sang thặng dư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được lượng lớn ngoại tệ.
Đây là những tín hiệu đáng mừng từ kinh tế vĩ mô. Nhưng cũng đứng trước rủi ro kinh tế tăng trưởng mạnh lại, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn ở mức cao”.
Đồng quan điểm với bà Hồng, Ts Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định: “Một số ngành gặp khó khăn lớn như xây dựng, xi măng, sắt thép, bất động sản. Ngành dệt may, da giày cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, dược phẩm, y tế, giáo dục lại phát triển khá”.
Bà Hồng đang phát biểu tại hội thảo này |
DN gặp khó vì “cục máu đông”?
Ông Doanh cho rằng, các DN đang gặp phải 2 khó khăn chính là không tiếp cận được vốn, không tiêu thụ được hàng hóa. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Nợ xấu là cục máu đông, gây tắc nghẽn dòng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp đó tồn tại được đã là thắng lợi rồi”.
Bà Hồng thừa nhận: “Về giá vốn tức là lãi suất, hiện vẫn còn ở mức cao so với mức hấp thụ của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bà Hồngnhấn mạnh: “Với những doanh nghiệp có khả năng sản xuất, có tình hình tài chính lành mạnh, họ sẽ không vay vốn nếu như đầu ra của họ chưa được giải phóng.
Những doanh nghiệp muốn vay vốn thì có thể họ lại chưa đủ các điều kiện. Thêm vào đó, số lượng DN vừa và nhỏ hiện nay rất lớn. Khi chưa đủ điều kiện thì rõ ràng các ngân hàng thương mại cũng rất lo ngại các rủi ro về vốn”.
“Với những lĩnh vực, không thuộc lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi suất cao (trên 20%). Đó là chuyện bình thường. Hi vọng trong thời gian tới, lãi suất tiếp tục giảm. Còn chuyện DN vẫn còn khó khăn, phải nói là có rất nhiều nguyên nhân”, bà Hồng nói.
Trong khi đó, ông Doanh cho rằng, Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên mặc dù họ rất muốn cho vay vốn, nhưng họ vẫn phải “chọn mặt gửi vàng”.
Cũng tại hội thảo này, bà Hồng tiết lộ: “Từ nay cho đến cuối năm, NHNN sẽ duy trì tương đối ổn định mức lãi suất này. Nếu như có phải điều chỉnh sao cho phù hợp với 1 điều kiện cụ thể thì mức điều chỉnh sẽ rất nhỏ và tổng mức điều chỉnh là không lớn”.
Giải pháp cho DN vượt khó
Từ những nhận định trên, ông Doanh đi tới kết luận: “Doanh nghiệp nên tự cứu mình trước khi trời cứu, tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường, phải tự tái cấu trúc lại. Đó là câu chuyện không phải của chính phủ mà là của chính doanh nghiệp”.
TS. Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư kí Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói: “Các doanh nghiệp cần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, đào tạo nghề cũng như đa dạng hóa nguồn vốn, đa dạng hóa sản phẩm để vượt qua thời kì khó khăn này”.
Còn ông Phạm Thiện Long – Phó Tổng giám đốc của HD Bank nói: “Cơ quan Nhà nước cần có chính sách kích cầu tiêu dùng, giảm thuế thu nhập cá nhân để tăng sức mua, giảm thuế VAT…
Các ngân hàng cần giảm bớt những quy định khắt khe trong quá trình cấp tín dụng cũng như nhận tài sản đảm bảo để DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên hỗ trợ DN thông qua các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi, đưa ra các gói dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng”.
Bài và ảnh: Minh Quân
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
Bình luận