(VTC News) - Run sợ trước “hội chứng bầy đàn”, quá trình ra quyết định của nhiều cơ quan quản lý đã bị điều khiển hoàn toàn bởi cộng đồng mạng xã hội.
Mấy ngày nay, người ta râm ran chuyện bác chuyên khoa cấp I - Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao (Phú Thọ) bị kỷ luật và phải từ chức sau vài ngày hứng chịu búa rìu dư luận trên facebook.
Nguồn cơn của vô số những lời kết án nặng nề khiến ông bác sỹ thân bại danh liệt khởi đầu từ bức ảnh lan truyền trên facebook với tốc độ chóng mặt. Trong bức ảnh ấy, ông bác sỹ giẫm một chân lên giường bệnh khám cho một bệnh nhân.
Ngay lập tức, trên facebook, như một đàn kền kền phát hiện xác thối, người ta xông vào với thái độ phẫn nộ nhất chửi rủa, thóa mạ, thậm chí quy kết ông là người không có chút y đức.
Trong khi đó, những tiếng nói tỏ rõ thái độ thận trọng, phản đối sự quy chụp vô căn cứ đối với hành động của ông bác sỹ bị át đi, lọt thỏm giữa những bản án thể hiện sự căm hận ngút trời. Cùng với đó, nhiều tờ báo mạng lá cải bắt đầu vào cuộc mổ xẻ, phân tích, góp sức cùng bầy kền kền giết cho bằng được, triệt hạ đến cùng, không cho ông bác sỹ bất cứ con đường thoát thân nào.
Đứng yếu ớt giữa bầy đồng loại hung bạo, tàn ác, ngùn ngụt căm hờn, chỗ bấu víu cuối cùng là nơi ông công tác - Bệnh viện đa khoa Phú Thọ. Nhưng thử hỏi họ sẽ làm được gì trước đám đông ánh mắt vằn lên những tia máu căm hờn kinh sợ, quyết phải xử ông bác sỹ trong tích tắc?
Họ có dám bảo vệ - không phải bao che, mà là xử lý đúng hành vi - cán bộ của mình? Hãy thử hình dung họ sẽ ra sao nếu ông bác sỹ chỉ bị phê bình? Biển người hung bạo đằng đằng sát khí kia sẽ không thể để họ yên được. Nếu họ không làm, chắc chắn cấp trên, thậm chí cấp trên nữa của họ cũng hoảng sợ và bắt họ phải làm đúng theo ý chí của bầy kền kền.
Vậy là họ đành phải quyết định: Hoặc một cá nhân hoặc cả tập thể phải đương đầu với tai họa. Như vậy, vô hình trung, quyết định của họ đã bị điều khiển hoàn toàn bởi ý chí của đám đông hung dữ (trên facebook).
Ông bác sỹ sợ hãi đến mức không chỉ nhận hình thức kỷ luật mà còn từ chức trưởng khoa. Đành rằng hành vi đó của ông nhìn thật phản cảm. Nhưng biết đâu ông đang rơi vào tình huống buộc phải như vậy mới khám bệnh được? Và nếu ông không ở vào tình huống đó thì hành vi phản cảm đó của ông có đáng bị xử lý kỷ luật đến triệt đường sống như vậy không?
Bây giờ thì ông đã thân bại danh liệt. Gia đình ông chắc chắn cũng không yên ổn trong những ngày tháng tới. Vậy mà bầy kền kền chuyên moi thịt xác thối đội lốt người đâu đã chịu buông tha. Vẫn còn đầy rẫy những lời bình kiểu như “mức kỷ luật là quá nhẹ so với hành vi thiếu y đức” trên facebook.
Có phải biển người trên là số đông nên hành động đúng? Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG, thể hiện rất rõ trong trường hợp này. Tư duy của những người tham gia triệt hạ ông bác sỹ bị chi phối hoàn toàn bởi “hội chứng đám đông”, “hội chứng bầy đàn”.
Nhà tâm lý học Pháp Gustave Le Bon cho rằng đám đông luôn bị vô thức tác động, có tính khí thất thường, không kiên định, đi từ trạng thái nhiệt tình thái quá đến ngây ngô tầm thường. Hành động theo đám đông với ý nghĩ đám đông luôn có cái lý nào đó, hoặc ít nhất cũng làm cho những người tham gia yên tâm về mặt tâm lý.
Chính vì thế, việc ra quyết định của cơ quan quản lý phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của “hội chứng đám đông” (trên facebook) đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Cho đến giờ, “ngực lép không được lái xe” đã trở thành một trong những câu nói cửa miệng khi nhắc đến Bộ Y tế.
Sự thật là, trong dự thảo thông tư liên tịch về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe có đề ra tiêu chuẩn cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe. Như vậy, vòng ngực phải đạt số đo theo quy định mới được lái xe là để đảm bảo an toàn giao thông cho chính người điều khiển và cho người tham gia giao thông.
Vậy mà, với thói quen hễ cơ quan quản lý nhà nước cứ đưa ra quy định gì là chống của “hội chứng bầy đàn” được nhiều tờ báo tiếp tay, dự thảo thông tư của Bộ Y tế bị chống đối kịch liệt và biến thành “ngực lép không được lái xe”.
Trước những làn sóng chống đối đến cùng, ý chí của Bộ Y tế ban hành thông tư vì sự an toàn cho chính những kẻ chống đối đã bị khuất phục hoàn toàn. Không những quy định bị rút lại, Bộ Y tế từ đó còn đeo thêm câu mai mỉa: “Ngực lép không được lái xe”.
Mới đây, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo Nghị định về kinh doanh bia, trong đó có quy định cấm bán bia trên vỉa hè. Bầy kền kền trên facebook chỉ chờ có thế để lao vào chống đối dữ dội. Cuối cùng, dự thảo quy định cấm bán bia trên vỉa hè - vốn gây bẩn thỉu, nhếch nhác, bệ rạc cho các thành phố - đã bị rút lại. Một lần nữa, “hội chứng bầy đàn” lại thắng thế tuyệt đối.
Lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn đã được Chính phủ quy định rất cụ thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông, dần đưa các đô thị trở nên sạch sẽ, văn minh. Vậy mà qua bao nhiêu cuộc họp, nhận thấy sự chống đối quá quyết liệt của hội chứng bầy đàn, các cơ quan chức năng đã buộc phải tìm cách lảng tránh. Đến giờ, không còn thấy ai nhắc đến lộ trình cấm xe máy nữa.
Có thể nói, hội chứng bầy đàn đã thắng thế tuyệt đối ở nhiều quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Họ đã có toàn quyền điều khiển quá trình ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nói về nguyên nhân dẫn điều này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng chúng ta đã quá quen sống trong xã hội buông lỏng quản lý, khi đưa vào quản lý thì đã quá lộn xộn, quá bừa bãi, quá tùy tiện nên việc phản đối các quy định của cơ quan quản lý là dễ hiểu.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi việc làm theo “hội chứng đám đông” đều là sai. Thực tế cho thấy, nếu không có cộng đồng mạng đồng loạt lên tiếng, nhiều việc làm, thậm chí là quyết định ảnh hưởng xấu đến đời sống đã không được ngăn chặn kịp thời.
Nhưng nếu hùa theo đám đông chỉ để theo trào lưu nhất thời, chỉ để trút những nỗi bực dọc, căm ghét theo người khác mà không tìm hiểu kỹ, không có sự kiểm chứng, không biết đúng sai, mỗi người chúng ta sẽ xứng đáng sống mãi ở xã hội thiếu văn minh.
Việt Hà
Mấy ngày nay, người ta râm ran chuyện bác chuyên khoa cấp I - Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao (Phú Thọ) bị kỷ luật và phải từ chức sau vài ngày hứng chịu búa rìu dư luận trên facebook.
Nguồn cơn của vô số những lời kết án nặng nề khiến ông bác sỹ thân bại danh liệt khởi đầu từ bức ảnh lan truyền trên facebook với tốc độ chóng mặt. Trong bức ảnh ấy, ông bác sỹ giẫm một chân lên giường bệnh khám cho một bệnh nhân.
Ngay lập tức, trên facebook, như một đàn kền kền phát hiện xác thối, người ta xông vào với thái độ phẫn nộ nhất chửi rủa, thóa mạ, thậm chí quy kết ông là người không có chút y đức.
Bác sỹ giẫm chân lên giường bệnh nhân gây xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh: Facebook |
Đứng yếu ớt giữa bầy đồng loại hung bạo, tàn ác, ngùn ngụt căm hờn, chỗ bấu víu cuối cùng là nơi ông công tác - Bệnh viện đa khoa Phú Thọ. Nhưng thử hỏi họ sẽ làm được gì trước đám đông ánh mắt vằn lên những tia máu căm hờn kinh sợ, quyết phải xử ông bác sỹ trong tích tắc?
Họ có dám bảo vệ - không phải bao che, mà là xử lý đúng hành vi - cán bộ của mình? Hãy thử hình dung họ sẽ ra sao nếu ông bác sỹ chỉ bị phê bình? Biển người hung bạo đằng đằng sát khí kia sẽ không thể để họ yên được. Nếu họ không làm, chắc chắn cấp trên, thậm chí cấp trên nữa của họ cũng hoảng sợ và bắt họ phải làm đúng theo ý chí của bầy kền kền.
Vậy là họ đành phải quyết định: Hoặc một cá nhân hoặc cả tập thể phải đương đầu với tai họa. Như vậy, vô hình trung, quyết định của họ đã bị điều khiển hoàn toàn bởi ý chí của đám đông hung dữ (trên facebook).
Ông bác sỹ sợ hãi đến mức không chỉ nhận hình thức kỷ luật mà còn từ chức trưởng khoa. Đành rằng hành vi đó của ông nhìn thật phản cảm. Nhưng biết đâu ông đang rơi vào tình huống buộc phải như vậy mới khám bệnh được? Và nếu ông không ở vào tình huống đó thì hành vi phản cảm đó của ông có đáng bị xử lý kỷ luật đến triệt đường sống như vậy không?
Bây giờ thì ông đã thân bại danh liệt. Gia đình ông chắc chắn cũng không yên ổn trong những ngày tháng tới. Vậy mà bầy kền kền chuyên moi thịt xác thối đội lốt người đâu đã chịu buông tha. Vẫn còn đầy rẫy những lời bình kiểu như “mức kỷ luật là quá nhẹ so với hành vi thiếu y đức” trên facebook.
Có phải biển người trên là số đông nên hành động đúng? Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG, thể hiện rất rõ trong trường hợp này. Tư duy của những người tham gia triệt hạ ông bác sỹ bị chi phối hoàn toàn bởi “hội chứng đám đông”, “hội chứng bầy đàn”.
Nhà tâm lý học Pháp Gustave Le Bon cho rằng đám đông luôn bị vô thức tác động, có tính khí thất thường, không kiên định, đi từ trạng thái nhiệt tình thái quá đến ngây ngô tầm thường. Hành động theo đám đông với ý nghĩ đám đông luôn có cái lý nào đó, hoặc ít nhất cũng làm cho những người tham gia yên tâm về mặt tâm lý.
Chính vì thế, việc ra quyết định của cơ quan quản lý phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của “hội chứng đám đông” (trên facebook) đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Cho đến giờ, “ngực lép không được lái xe” đã trở thành một trong những câu nói cửa miệng khi nhắc đến Bộ Y tế.
Sự thật là, trong dự thảo thông tư liên tịch về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe có đề ra tiêu chuẩn cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe. Như vậy, vòng ngực phải đạt số đo theo quy định mới được lái xe là để đảm bảo an toàn giao thông cho chính người điều khiển và cho người tham gia giao thông.
Vậy mà, với thói quen hễ cơ quan quản lý nhà nước cứ đưa ra quy định gì là chống của “hội chứng bầy đàn” được nhiều tờ báo tiếp tay, dự thảo thông tư của Bộ Y tế bị chống đối kịch liệt và biến thành “ngực lép không được lái xe”.
Trước những làn sóng chống đối đến cùng, ý chí của Bộ Y tế ban hành thông tư vì sự an toàn cho chính những kẻ chống đối đã bị khuất phục hoàn toàn. Không những quy định bị rút lại, Bộ Y tế từ đó còn đeo thêm câu mai mỉa: “Ngực lép không được lái xe”.
Mới đây, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo Nghị định về kinh doanh bia, trong đó có quy định cấm bán bia trên vỉa hè. Bầy kền kền trên facebook chỉ chờ có thế để lao vào chống đối dữ dội. Cuối cùng, dự thảo quy định cấm bán bia trên vỉa hè - vốn gây bẩn thỉu, nhếch nhác, bệ rạc cho các thành phố - đã bị rút lại. Một lần nữa, “hội chứng bầy đàn” lại thắng thế tuyệt đối.
Lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn đã được Chính phủ quy định rất cụ thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông, dần đưa các đô thị trở nên sạch sẽ, văn minh. Vậy mà qua bao nhiêu cuộc họp, nhận thấy sự chống đối quá quyết liệt của hội chứng bầy đàn, các cơ quan chức năng đã buộc phải tìm cách lảng tránh. Đến giờ, không còn thấy ai nhắc đến lộ trình cấm xe máy nữa.
Có thể nói, hội chứng bầy đàn đã thắng thế tuyệt đối ở nhiều quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Họ đã có toàn quyền điều khiển quá trình ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nói về nguyên nhân dẫn điều này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng chúng ta đã quá quen sống trong xã hội buông lỏng quản lý, khi đưa vào quản lý thì đã quá lộn xộn, quá bừa bãi, quá tùy tiện nên việc phản đối các quy định của cơ quan quản lý là dễ hiểu.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi việc làm theo “hội chứng đám đông” đều là sai. Thực tế cho thấy, nếu không có cộng đồng mạng đồng loạt lên tiếng, nhiều việc làm, thậm chí là quyết định ảnh hưởng xấu đến đời sống đã không được ngăn chặn kịp thời.
Nhưng nếu hùa theo đám đông chỉ để theo trào lưu nhất thời, chỉ để trút những nỗi bực dọc, căm ghét theo người khác mà không tìm hiểu kỹ, không có sự kiểm chứng, không biết đúng sai, mỗi người chúng ta sẽ xứng đáng sống mãi ở xã hội thiếu văn minh.
Việt Hà
Bình luận