• Zalo

TTC AgriS ghi nhận doanh thu, lợi nhuận kỷ lục, vượt xa kế hoạch đề ra

Doanh nghiệp - Doanh nhânChủ Nhật, 29/09/2024 15:35:42 +07:00Google News
(VTC News) -

Sản lượng tiêu thụ tiếp tục vượt mốc triệu tấn, TTC AgriS ghi nhận doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế đạt mức cao kỷ lục, vượt xa kế hoạch năm.

Kết thúc niên độ 2023-2024, CTCP Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC AgriS, HOSE: SBT, Công ty) vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đặt ra khi doanh thu thuần luỹ kế đạt 29.021 tỷ đồng, tăng 17% so với niên độ trước và vượt 41% kế hoạch năm.

Lợi nhuận trước thuế đạt gần 908 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với kỳ trước và vượt kế hoạch 7%. Lợi nhuận sau thuế đạt 806 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.

TTC AgriS ghi nhận doanh thu, lợi nhuận kỷ lục, vượt xa kế hoạch đề ra - 1

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty là sản phẩm đường với tỷ trọng hơn 91,5%. Tuy nhiên, công ty tiếp tục ghi nhận sự chuyển dịch trọng yếu cơ cấu doanh thu sang các sản phẩm khác.

Cụ thể, doanh thu từ mật rỉ, tăng trưởng ấn tượng hơn 120%, đóng góp 798 tỷ đồng, tương đương 2,8% vào tổng doanh thu. Doanh thu bán điện ghi nhận hơn 268 tỷ đồng, tăng trưởng 17%, chiếm gần 1% doanh thu.

Doanh thu phân bón tăng trưởng nhẹ 8% so với niên độ trước, đóng góp 291 tỷ đồng, tương đương 1% vào tổng doanh thu.

Các lĩnh vực còn lại gồm hoạt động kinh doanh máy móc cơ giới, các sản phẩm nông nghiệp khác như dừa, chuối, gạo, cao su, …. và các dòng sản phẩm nước uống dinh dưỡng thiên nhiên như nước dừa, nước mía, nước uống tinh khiết từ mía cũng ghi nhận tăng trưởng 10% lên hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm 3,8% trong cơ cấu tỷ trọng doanh thu.

Doanh thu TTC AgriS liên tục ghi nhận tăng trưởng qua các niên độ, hướng tới mục tiêu doanh thu 60 nghìn tỷ vào năm 2030.

Doanh thu TTC AgriS liên tục ghi nhận tăng trưởng qua các niên độ, hướng tới mục tiêu doanh thu 60 nghìn tỷ vào năm 2030.

Sản lượng tiêu thụ đường tiếp tục vượt 1 triệu tấn, trong đó, kênh nội địa chiếm 66% và kênh xuất khẩu chiếm 34%.

Đối với tiêu dùng nội địa, kênh tiêu dùng (B2C) và kênh thương mại (trader) có sự tăng trưởng mạnh, tăng trưởng tương ứng 22% và 18% so với niên độ trước, tiếp tục phát huy ưu thế người dẫn đầu. Kênh công nghiệp (B2B) vẫn giữ vững phong độ, chiếm tỷ trọng tương đương với niên độ trước trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ.

Tính tại thời điểm 30/06/2024, quy mô của TTC AgriS tiếp tục được mở rộng với tổng tài sản tăng mạnh đạt 34.078 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với đầu niên độ, tiếp tục khẳng định tiềm lực tài chính mạnh mẽ của công ty.

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio) đã có sự cải thiện, đạt 1,22, tăng so với 1,17 của niên độ trước. Công ty cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính, đảm bảo báo cáo tài chính khỏe mạnh, hướng đến chiến lược phát triển bền vững.

Tân Chủ tịch TTC AgriS (SBT) khẳng định đưa doanh thu cán mốc 60.000 tỷ đồng

Ngày 13/7, Hội đồng quản trị của TTC AgriS nhất trí cao bầu bà Đặng Huỳnh Ức My giữ chức Chủ tịch HĐQT của TTC AgriS. Bà My đã tham gia vào đội ngũ lãnh đạo TTC AgriS nhiều năm qua và là nhân tố chủ chốt góp phần thành công cho chiến lược chuyển đổi mô hình kinh doanh của TTC AgriS từ truyền thống sang nông nghiệp thông minh, bền vững như hiện tại.

Ở cương vị mới, Bà Đặng Huỳnh Ức My và Ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ dồn toàn lực phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững nhằm đạt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030. Chuỗi giá trị thương mại tuần hoàn sẽ là yếu tố hạt nhân cho các bước chuyển dịch hoạt động kinh doanh của TTC AgriS trong giai đoạn phát triển mới.

Tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS - bà Đặng Huỳnh Ức My khẳng định quyết tâm đưa doanh thu cán mốc 60.000 tỷ đồng

Tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS - bà Đặng Huỳnh Ức My khẳng định quyết tâm đưa doanh thu cán mốc 60.000 tỷ đồng

Vừa qua, TTC AgriS công bố thông tin bổ nhiệm ông Thái Văn Chuyện giữ chức Tổng Giám đốc, tái bổ nhiệm bà Đoàn Vũ Uyên và ông Trần Quốc Thảo vào vị trí Phó Tổng Giám đốc và bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm Phó Tổng Giám đốc.

Ông Thái Văn Chuyện – Tân Tổng Giám đốc của TTC AgriS có hơn 22 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, Năng lượng tái tạo, Du lịch, Bất động sản…

Ông được kỳ vọng sẽ giúp TTC AgriS đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa và chinh phục chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Đặc biệt trước cột mốc toàn diện nội lực khi doanh nghiệp này vừa đánh dấu kỷ niệm 55 năm thành lập và tăng trưởng bền vững.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo có hơn 15 năm kinh nghiệm về quản lý tài chính trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, đầu tư và nông nghiệp. Bà Thảo sẽ tham gia vào các hoạt động  quản lý và kiện toàn chiến lược tài chính dài hạn của công ty, đảm bảo hỗ trợ cho các mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng Hội đồng quản trị đã đề ra.

Kiên định với văn hóa và tầm nhìn “Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển”, Hội đồng Quản trị TTC AgriS xem công cuộc phát triển Nguồn nhân lực là một phần quan trọng không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển của Công ty.

Theo đó, TTC AgriS định hướng nâng cấp mạnh mẽ đội ngũ nhân lực tinh nhuệ, trợ lực song hành cho quá trình vận hành thành công Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp.

Mọi biến chuyển trong cơ cấu bộ máy tổ chức TTC AgriS trong thời điểm này được đánh giá là bước đi thức thời, phù hợp với chiến lược vận hành mô hình chuyển đổi trên nền tảng Chuỗi giá trị Thương mại tuần hoàn – Circular Commercial Value Chain.

Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu SBT, tập trung vào tiêu chí ESG

Ngày 25/7, Quỹ Legendary Venture Fund 1 (Legendary), một quỹ đầu tư nước ngoài, trụ sở tại Singapore hoàn thành mua vào tổng cộng 60.800.000 cổ phiếu SBT, tương đương 8,21% tỷ lệ biểu quyết, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 116.310.033 cổ phiếu cổ phiếu, tương đương 15,71% tỷ lệ biểu quyết. Trước đó, quỹ này đang sở hữu hơn 55,5 triệu cổ phiếu, tương ứng với 7,5% tỷ lệ biểu quyết.

Tính đến 23/7, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại TTC AgriS liên tục ghi nhận sự tăng trưởng, lên tới 21%, tăng 73% so với hồi đầu năm. Thời gian gần đây, SBT cũng thường xuyên nằm trong top mã chứng khoán được Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất cùng với MWG, PVS, MBB và HPG.

Xu hướng thị trường dần thay đổi khi các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá, chính sách tiền tệ, đã tác động đáng kể tới hành động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu của nhà đầu tư ngoại. Dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam hiện nay đã thận trọng và chọn lọc hơn, xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về ESG.

Trong nhiều năm gần đây, TTC AgriS liên tiếp nhận được sự đánh giá cao từ các tổ chức uy tín về hoạt động quản trị như: Top 20 Doanh nghiệp niêm yết thuộc rổ chỉ số phát triển bền vững VNSI20 - HOSE, Top 10 doanh nghiệp Quản trị Công ty tốt nhất năm 2023 Nhóm vốn hóa lớn - HOSE, Top 10 Doanh nghiệp Phát triển Kinh tế Xanh bền vững, Top 5 Hội đồng Quản trị của năm - VIOD và mới đây nhất đã lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn hàng đầu Đông Nam Á - Fortune 500 Đông Nam Á do Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên.

TTC AgriS được vinh danh trong nhóm 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Đông Nam Á - Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) công bố lần đầu tiên.

TTC AgriS được vinh danh trong nhóm 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Đông Nam Á - Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) công bố lần đầu tiên.

TTC AgriS hiện đang là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam trong việc nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp trên nền tảng phát triển bền vững, áp dụng tiêu chuẩn ESG vào toàn bộ các hoạt động quản trị - sản xuất - kinh doanh, nỗ lực cải tiến khung quản trị để có thể đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe theo chuẩn mực quốc tế, nhờ vậy, ngày càng thu hút và trở thành điểm đến của các Nhà đầu tư ngoại khi đến Việt Nam tìm cơ hội.

Hà An
Bình luận
vtcnews.vn