• Zalo

TS.Trần Đình Bá gửi 'tâm thư' tới Quốc hội: Bao nhiêu % sự thật?

Thời sựThứ Năm, 21/11/2013 09:30:00 +07:00Google News

Bức thư của ông Trần Đình Bá dẫn chứng nhiều số liệu khiến những người trong cuộc hết sức vì sự bóp méo, sai lệch đến trắng trợn.

Bức thư của ông Trần Đình Bá dẫn chứng nhiều số liệu khiến những người trong cuộc bức xúc vì sự bóp méo, sai lệch đến trắng trợn.

Ông Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN) vừa gửi bức tâm thư tới các đại biểu đang tham dự Kỳ họp Quốc hội để cáo buộc về sự siêu lãng phí hơn 90% tài sản công trong đầu tư GTVT, dẫn đến vượt trần nợ công. 

Bức thư dẫn chứng nhiều số liệu khiến những người trong cuộc hết sức bức xúc vì sự bóp méo, sai lệch đến trắng trợn.
 Dù ông Bá có nhầm lẫn giữa cảng biển với bến cảng thì cũng không lấy đâu ra con số 260 bến cảng
Dù ông Bá có nhầm lẫn giữa cảng biển với bến cảng thì cũng không lấy đâu ra con số 260 bến cảng 
Nhầm cảng biển với... bến cảng?

Liên quan đến con số Việt Nam có tới 260 cảng biển mà ông Trần Đình Bá đưa ra trong thư kèm theo lời bình “giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN, gấp 2 lần các nước Liên minh EU", Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) Nguyễn Mạnh Ứng hết sức bất ngờ: “Tôi không hiểu con số 260 ông Bá lấy ở đâu ra. Cứ coi như ông Bá không nắm rõ khái niệm, hiểu nhầm cảng biển với bến cảng thì cả nước cũng chả có tới từng ấy bến cảng”.

“Xin nhấn mạnh rằng, nếu quan niệm mỗi bến cảng là một cảng thì Nhật Bản có tới hơn 3.000 bến như thế. Ở đây, chúng ta phải hiểu một cách chính xác cảng gồm nhiều khu bến và bến” - ông Ứng chia sẻ.

Cùng chung quan điểm với ông Ứng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Công trình Hàng hải - Cục Hàng hải VN cho biết: Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, cả nước có 17 cảng biển loại I, 23 cảng loại II và 9 cảng loại III với tổng số 166 bến cảng.
"Hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển của ta chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh giữa các doanh nghiệp Nhà nước với đối tác nước ngoài (CICT - Cái Lân, VICT - Sài Gòn, SPCT - Hiệp Phước); vốn từ khu vực tư nhân hoặc liên doanh giữa DN tư nhân trong nước và đối tác nước ngoài (hình thức này phổ biến áp dụng trong đầu tư các bến cảng chuyên dùng, một số bến tổng hợp, container như Nam Hải - Đình Vũ, bến SITV - Thị Vải...); vốn 100% từ nước ngoài (là các bến phục vụ cho các dự án 100% vốn nước ngoài như bến Xi măng Nghi Sơn, bến Posco - Phú Mỹ...)”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn
Trưởng phòngCông trình Hàng hải,  Cục Hàng hải VN

"Minh chứng rõ nhất là trong năm nay, dù GDP giảm, cả 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, VietJetAir, Công ty bay dịch vụ VASCO đều kinh doanh có lãi. Riêng Jetstar Pacific, nếu trừ lỗ lũy kế, cũng lần đầu tiên cân đối được thu chi”.

Bà Phan Thị Minh Ngọc
Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Cục Hàng không VN

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, danh mục này đang được cập nhật. Theo Tờ trình Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam vừa được Bộ GTVT trình Chính phủ, Việt Nam có 44 cảng biển. Trong đó, có 14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng biển loại III.


Về “cáo buộc lập nhiều dự án tỷ đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển” của ông Trần Đình Bá, những người am hiểu về ngành Hàng hải chỉ biết “lắc đầu ngao ngán”. Bởi trên thực tế, vốn ngân sách đầu tư xây dựng cầu cảng trong nhiều năm qua rất thấp, chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển của các dự án trọng điểm, có tính bản lề, đột phá. 
Hàng chục năm trở về đây, số lượng bến cảng được đầu tư bằng vốn ODA cũng chỉ đếm chưa hết một bàn tay (Chùa Vẽ, Cái Lân, Cái Mép - Thị Vải và gần đây nhất là Lạch Huyện).
 Ông Trần Đình Bá
Ông Trần Đình Bá 
Những con số sai sự thật

Hết luận bàn về hàng hải với những con số không có trên thực tế, ông Trần Đình Bá quay ra phân tích thị trường hàng không với những cáo buộc đanh thép dựa trên những thống kê "tự sản xuất". Ông Bá viết chắc chắn: "Hàng không có tới 63 sân bay trị giá 70 tỷ USD... 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94%".

Trong khi đó, trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Hàng không VN hết sức bức xúc: Đó là những con số hoàn toàn sai sự thật. 
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020, Việt Nam mới có 26 cảng hàng không. Và tính đến thời điểm này, mới chỉ có 21 cảng hàng không, sân bay được đưa vào khai thác. Dự kiến năm 2013, sản lượng hành khách thông qua các cảng này đã là 45 triệu hành khách. Không hiểu số liệu 63 sân bay, 12 triệu khách, ông Bá lấy ở đâu ra?
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Bá cho biết, những số liệu về đường sắt trong bức thư gửi đại biểu Quốc hội của ông đều sưu tầm trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, đọc nhiều nên không nhớ được lấy từ nguồn nào. Nhà báo cứ tìm hiểu đi. Ông Trần Đình Bá cũng cho biết mình là thành viên của Hội Kinh tế và Vận tải ĐSVN từ khi thành lập. Ngoài ra, ông Bá cũng là thành viên của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ năm 2009. Ông Bá SN 1957, hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh.
Về nội dung bức thư có đoạn viết "Do áp dụng “công nghệ đường bay cổ đại thời tiền sử” nên hàng không không bao giờ có lãi. Từ hàng không quốc gia VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề"...

Bà Phan Thị Minh Ngọc - Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Cục Hàng không VN không bình luận nhiều mà đưa ra dẫn chứng: "Ngoài lợi ích kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng mà ngành HK đóng góp cho đất nước, các doanh nghiệp Nhà nước lớn ngành HK (Tổng công ty Cảng HKVN; Tổng công ty HKVN; Tổng công ty Quản lý bay VN) chưa năm nào kinh doanh lỗ. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.400 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 3.000 tỷ đồng.

Suy diễn vô căn cứ

Dựa vào những thất thoát lớn tại Vinashin, Vinalines đã được các cơ quan chức năng chỉ rõ trong thời gian qua, ông Trần Đình Bá không ngại bóp méo các số liệu để truy trách nhiệm trong các lĩnh vực khác như: Hàng không, hàng hải, đường sắt.

Khi trao đổi với PV, nhiều người cho rằng họ đã quá quen với những phát ngôn giật gân, ngoa ngôn của ông Bá để thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, họ khó chấp nhận việc ông Bá tự dựng lên các số liệu hồ đồ để chỉ trích các chủ trương lớn về đầu tư GTVT. Mà hầu hết các dự án này đều đã nằm trong quy hoạch, đã được Chính phủ phê duyệt. Đáng trách hơn, có cơ quan báo chí không hề kiểm chứng tính xác thực của các thông tin này, đăng tải bức thư của ông Trần Đình Bá gây ra cái nhìn sai lệch trong dư luận.

Không hiểu khi nhân danh nhà khoa học để gửi những cáo buộc trên tới báo chí và các đại biểu Quốc hội - ông Trần Đình Bá có ý thức được rằng điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất đối với một nhà khoa học là phải tôn trọng sự thật?



Theo GTVT
Bình luận
vtcnews.vn