(VTC News) - Chuyên gia giáo dục đã chỉ ra nhiều điểm bất cập cần phải thay đổi khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này.
Xung quanh vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng không cần biên soạn sách giáo khoa tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ thuật và thay vào đó có thể đầu tư kinh phí để làm tốt chương trình.
Sau khi đã làm tốt chương trình, Bộ GD-ĐT có thể tổ chức thi, kiểm tra theo chương trình chứ không theo sách giáo khoa. Vì vậy, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cần phải coi việc làm chương trình quan trọng hơn viết sách giáo khoa.
Trao đổi với VTC News, TS Vũ Thu Hương (Khoa Sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) chỉ ra cụ thể nhiều nội dung không còn phù hợp khi viết sách giáo khoa mới.
- GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đối với các môn khoa học tự nhiên, Việt Nam có thể lựa chọn một bộ sách khoa học thích hợp để Việt hóa. Việc này vừa tiết kiệm chi phí, dành tiền để đầu tư một cách bài bản các sách về khoa học xã hội như Lịch sử, địa lý Việt Nam. Là một người nghiên cứu về giáo dục, bà có đồng tình với quan điểm này?
Tôi chính là một trong những sản phẩm của nền giáo dục công lập và bộ sách giáo khoa cũ.
Tôi nhận thấy, bộ sách giáo khoa đó, phần khoa học tự nhiên như Toán học hoàn toàn có thể kế thừa sản phẩm cũ vì khá toàn diện, đặc biệt là bộ sách dành cho khối THCS và THPT.
Những nội dung, hình thức mới lạ cần bổ sung thì có thể thêm vào hoặc chỉnh sửa cho phù hợp chứ không nên vứt bỏ toàn bộ.
Về hình thức thể hiện, phương pháp truyền đạt nội dung trong sách nên đổi mới cho phù hợp với tâm sinh lý trẻ, hoàn cảnh xã hội để nâng cao khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ.
- Là một chuyên gia giáo dục tiểu học, bà thấy rằng những nội dung gì trong sách giáo khoa tiểu học có thể bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với thực tế hiện nay?
Là người nghiên cứu chính về các bộ môn liên quan đến Tự nhiên và Xã hội, tôi nhận thấy, các kiến thức trong sách có một số thứ quá thừa vì những nội dung đó chắc chắn một đứa trẻ tầm tuổi đó đã nhận biết được từ trước đó rất lâu.
Ví dụ: Bài Gia đình trong sách Tự nhiên-Xã hội lớp 1 chỉ dạy về gia đình gồm có bố, mẹ và con. Đến lớp 2, cũng bài Gia đình lại dạy thêm là gia đình có ông, bà.
Như vậy, bài này không phù hợp với lứa tuổi 6, 7 tuổi vì những đứa trẻ tầm đó chắc chắn đã biết gia đình gồm có bố, mẹ, các con và nhiều nhà có cả ông, bà. Vì vậy, bài này không cần thiết trong SGK tiểu học.
Ngoài ra, một số nội dung không còn phù hợp do hoàn cảnh đã thay đổi. Việc viết lại sách để phù hợp với thời đại là chuyện đương nhiên phải làm. Đặc biệt là những bài liên quan đến sự đổi thay liên tục theo thời gian.
Ví dụ: Ngày xưa, khi học về hỏa hoạn và các nguyên nhân, người ta đưa hình ảnh đèn dầu. Nhưng nếu ngày nay mà vẫn để đèn dầu thì học sinh sẽ hoang mang, không hiểu vật đó là gì.
- Nhấn mạnh đến việc giảm tải chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) đưa ra quan điểm cho rằng có thể bỏ 1/2 nội dung sách giáo khoa hiện tại và tăng cường dạy kỹ năng sống. Quan điểm của bà như thế nào?
Về số lượng bài cần phải chỉnh sửa, bổ sung hay vứt bỏ, tôi nghĩ cần có một hội đồng thẩm định đánh giá cẩn thận. Vì thế, tôi không bàn đến vấn đề đó.
Nhưng tôi rất đồng tình với ý kiến của cô An về việc cần tăng cương việc dạy kĩ năng sống cho trẻ, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
- Khi thảo luận về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP.Hà Nội) có nhấn mạnh đến việc sách giáo khoa mới phải có các kiến thức giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, tuân thủ luật pháp, rèn luyện khả năng ngoại ngữ, thậm chí dạy lái xe ô tô cho học sinh cuối cấp. Nếu là cần thiết thì những nội dung đó sẽ được thể hiện trong sách giáo khoa mới như thế nào?
Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung. Tuy nhiên, theo tôi, trước khi chúng ta tiến hành viết sách giáo khoa, bộ GD-ĐT cần xác định chính xác mục tiêu giáo dục cho từng cấp học, lớp học, môn học.
Những mục tiêu nào không còn phù hợp cần phải được chỉnh sửa hoặc xóa bỏ. Những mục tiêu mới, cần được đưa vào thì cũng cần bổ sung cho rõ ràng trước khi chúng ta bàn đến cách thức viết sách.
Sau khi đã làm tốt chương trình, Bộ GD-ĐT có thể tổ chức thi, kiểm tra theo chương trình chứ không theo sách giáo khoa. Vì vậy, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cần phải coi việc làm chương trình quan trọng hơn viết sách giáo khoa.
Trao đổi với VTC News, TS Vũ Thu Hương (Khoa Sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) chỉ ra cụ thể nhiều nội dung không còn phù hợp khi viết sách giáo khoa mới.
TS Vũ Thu Hương |
Tôi chính là một trong những sản phẩm của nền giáo dục công lập và bộ sách giáo khoa cũ.
Tôi nhận thấy, bộ sách giáo khoa đó, phần khoa học tự nhiên như Toán học hoàn toàn có thể kế thừa sản phẩm cũ vì khá toàn diện, đặc biệt là bộ sách dành cho khối THCS và THPT.
Những nội dung, hình thức mới lạ cần bổ sung thì có thể thêm vào hoặc chỉnh sửa cho phù hợp chứ không nên vứt bỏ toàn bộ.
Về hình thức thể hiện, phương pháp truyền đạt nội dung trong sách nên đổi mới cho phù hợp với tâm sinh lý trẻ, hoàn cảnh xã hội để nâng cao khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ.
- Là một chuyên gia giáo dục tiểu học, bà thấy rằng những nội dung gì trong sách giáo khoa tiểu học có thể bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với thực tế hiện nay?
|
Ví dụ: Bài Gia đình trong sách Tự nhiên-Xã hội lớp 1 chỉ dạy về gia đình gồm có bố, mẹ và con. Đến lớp 2, cũng bài Gia đình lại dạy thêm là gia đình có ông, bà.
Như vậy, bài này không phù hợp với lứa tuổi 6, 7 tuổi vì những đứa trẻ tầm đó chắc chắn đã biết gia đình gồm có bố, mẹ, các con và nhiều nhà có cả ông, bà. Vì vậy, bài này không cần thiết trong SGK tiểu học.
Ngoài ra, một số nội dung không còn phù hợp do hoàn cảnh đã thay đổi. Việc viết lại sách để phù hợp với thời đại là chuyện đương nhiên phải làm. Đặc biệt là những bài liên quan đến sự đổi thay liên tục theo thời gian.
Ví dụ: Ngày xưa, khi học về hỏa hoạn và các nguyên nhân, người ta đưa hình ảnh đèn dầu. Nhưng nếu ngày nay mà vẫn để đèn dầu thì học sinh sẽ hoang mang, không hiểu vật đó là gì.
- Nhấn mạnh đến việc giảm tải chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) đưa ra quan điểm cho rằng có thể bỏ 1/2 nội dung sách giáo khoa hiện tại và tăng cường dạy kỹ năng sống. Quan điểm của bà như thế nào?
Về số lượng bài cần phải chỉnh sửa, bổ sung hay vứt bỏ, tôi nghĩ cần có một hội đồng thẩm định đánh giá cẩn thận. Vì thế, tôi không bàn đến vấn đề đó.
Nhưng tôi rất đồng tình với ý kiến của cô An về việc cần tăng cương việc dạy kĩ năng sống cho trẻ, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
- Khi thảo luận về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP.Hà Nội) có nhấn mạnh đến việc sách giáo khoa mới phải có các kiến thức giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, tuân thủ luật pháp, rèn luyện khả năng ngoại ngữ, thậm chí dạy lái xe ô tô cho học sinh cuối cấp. Nếu là cần thiết thì những nội dung đó sẽ được thể hiện trong sách giáo khoa mới như thế nào?
Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung. Tuy nhiên, theo tôi, trước khi chúng ta tiến hành viết sách giáo khoa, bộ GD-ĐT cần xác định chính xác mục tiêu giáo dục cho từng cấp học, lớp học, môn học.
Những mục tiêu nào không còn phù hợp cần phải được chỉnh sửa hoặc xóa bỏ. Những mục tiêu mới, cần được đưa vào thì cũng cần bổ sung cho rõ ràng trước khi chúng ta bàn đến cách thức viết sách.
Phạm Thịnh
Bình luận