Các đối tượng cho vay nặng lãi vẫn còn đất sống vì trong một số trường hợp người dân không thể tiếp cận được với các kênh tín dụng chính thống.
Tín dụng đen đang từng ngày, từng giờ tàn phá đời sống kinh tếxã hội, khiến cho nhiều gia đình kiệt quệ. Dưới góc nhìn của TS. Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hiệu trưởng Đại học Tài chính – Marketing TP.Hồ Chí Minh nếu chỉ quản lý bằng cách quy định pháp luật thì chưa thể xử lý đúng bản chất, và không thể ngăn chặn hoàn toàn tín dụng đen.
- Thưa ông, vì sao tín dụng đen vẫn có đất sống, mặc dù luật pháp luôn xử lý nghiêm minh nếu điều tra ra những trường hợp này?
Cực chẳng đã thì người dân mới phải vay tín dụng đen, mặc dù pháp luật có quy định về các hình thức xử phạt, thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự, nhưng nhu cầu trong đời sống vẫn còn thì nó vẫn tồn tại.
Các nhóm cho vay “tín dụng đen” không hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thủ tục giao dịch rất nhanh, đơn giản và cũng không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, giai đoạn hậu cho vay, người dân sẽ phải gánh chịu rất nhiều hệ lụy lớn, như phải trả lãi suất rất cao, lãi mẹ đẻ lãi con và nhiều người khánh kiệt vì vay lãi kiểu này.
Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát trong 5 năm trở lại đây đã có tới 4.900 vụ việc liên quan tới tín dụng đen. Báo chí cũng đã đưa rất nhiều vụ việc người dân đi vay nặng lãi dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc, nhưng trên thực tế những vụ việc như vậy vẫn diễn ra, vì nhu cầu cần những khoản tiền nóng là khá nhiều.
- Vậy, theo ông giải pháp căn cơ lâu dài là gì để ngăn chặn tín dụng đen gây tác động xấu đến đời sống của người dân?
Theo tôi, nếu chỉ tập chung vào luật pháp thì không thể giải quyết triệt để vì chưa đúng bản chất. Chúng ta phải hiểu bản chất vấn đề là người dân có nhu cầu sử dụng tiền trong một khoảng thời gian nhất định là rất lớn. Vì vậy nếu các ngân hàng giải quyết tốt vấn đề dịch vụ tài chính tiêu dùng thì sẽ mang tới ba lợi ích:
Thứ nhất, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận các gói vay tín chấp, nhất là nhóm thu nhập thấp, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời cũng góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính, giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, tạo nền tảng để các nhóm khách hàng này sử dụng những dịch vụ khác của ngân hàng.
Thứ hai, cho vay tiêu dùng là một công cụ quan trọng kích cầu mua sắm và hỗ trợ tốt cho các kênh kinh doanh hàng hóa, từ đó duy trì sự ổn định sản lượng và tạo cơ hội việc làm cho nhiều người, gián tiếp đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế.
Thứ ba, khi các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh, mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho nhiều nhóm đối tượng, nhất là nhóm thu nhập thấp thì cũng đồng thời làm giảm mạnh nhu cầu vay tín dụng phi chính thức (tín dụng đen), góp phần ổn định đời sống xã hội, ngăn chặn từ xa những vụ việc đáng tiếc với mỗi gia đình.
- Nhưng thưa ông, có hai rào cản rất lớn, đó là thói quen tiêu dùng của người Việt Nam và nền kinh tế chưa đủ mạnh để thị trường tài chính tiêu dùng bứt tốc?
Theo số liệu cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã vượt 3.000 tỷ USD (chiếm khoảng 20% GDP), chưa bao gồm dư nợ cho vay thế chấp nhà.
Còn tại thị trường Đức thì cho vay tiêu dùng cũng chiếm tới 7,3% GDP; con số này ở Anh là gần 14% GDP; Ở Pháp là khoảng 7% GDP… Còn ở châu Á, Malaysia là quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng rất ấn tượng, với 24% GDP (chưa bao gồm cho vay thế chấp nhà ở).
Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng ở Việt Nam là rất lớn. Số liệu thống kê cuối năm 2013 cho thấy, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng (khoảng 5,2% GDP). Dù chưa có số liệu chính thức năm 2014, nhưng với tốc độ phát triển kinh tế ổn định thì dự báo tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng cũng tốt hơn.
Con số mà Viện Chiến lược Ngân hàng công bố cho thấy, tính bình quân 7 năm qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/ năm. Những số liệu ấn tượng trên củng cố vững chắc dự đoán cho vay tiêu dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020.
Trên thực tế đúng là có hai rào cản là thói quen mua sắm của người dân và sự phát triển của nền kinh tế. Rào cản về ý thức, về thói quen thì sẽ dần được thay đổi theo thời gian, nhưng rào cản về nền kinh tế là vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn thời gian qua, nhưng Việt Nam đã giữ được sự ổn định cần thiết. Đó là điều kiện nền tảng quan trọng cho sự phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Hơn nữa, theo xu thế phát triển hiện nay, tầng lớp trung lưu sử dụng tài khoản, mua sắm qua hệ thống ngân hàng ngày càng tăng, vừa tiện ích lại vừa an toàn.
Đối với hệ thống dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng rất phát triển, các sản phẩm cho vay rất phong phú và thủ tục ngày càng giản tiện hơn. Trước đây, dịch vụ thường chỉ tập trung vào các gói vay có giá trị lớn thì nay ngay cả một chiếc máy tính, hay chiếc điện thoại cũng có thể mua trả góp. Điều đó cho thấy các ngân hàng, các công ty tài chính đang rất nỗ lực tạo ra mọi dịch vụ thuận lợi để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Tín dụng đen đang từng ngày, từng giờ tàn phá đời sống kinh tếxã hội, khiến cho nhiều gia đình kiệt quệ. Dưới góc nhìn của TS. Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hiệu trưởng Đại học Tài chính – Marketing TP.Hồ Chí Minh nếu chỉ quản lý bằng cách quy định pháp luật thì chưa thể xử lý đúng bản chất, và không thể ngăn chặn hoàn toàn tín dụng đen.
- Thưa ông, vì sao tín dụng đen vẫn có đất sống, mặc dù luật pháp luôn xử lý nghiêm minh nếu điều tra ra những trường hợp này?
Cực chẳng đã thì người dân mới phải vay tín dụng đen, mặc dù pháp luật có quy định về các hình thức xử phạt, thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự, nhưng nhu cầu trong đời sống vẫn còn thì nó vẫn tồn tại.
TS. Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hiệu trưởng Đại học Tài chính – Marketing TP.Hồ Chí Minh |
Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát trong 5 năm trở lại đây đã có tới 4.900 vụ việc liên quan tới tín dụng đen. Báo chí cũng đã đưa rất nhiều vụ việc người dân đi vay nặng lãi dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc, nhưng trên thực tế những vụ việc như vậy vẫn diễn ra, vì nhu cầu cần những khoản tiền nóng là khá nhiều.
- Vậy, theo ông giải pháp căn cơ lâu dài là gì để ngăn chặn tín dụng đen gây tác động xấu đến đời sống của người dân?
Theo tôi, nếu chỉ tập chung vào luật pháp thì không thể giải quyết triệt để vì chưa đúng bản chất. Chúng ta phải hiểu bản chất vấn đề là người dân có nhu cầu sử dụng tiền trong một khoảng thời gian nhất định là rất lớn. Vì vậy nếu các ngân hàng giải quyết tốt vấn đề dịch vụ tài chính tiêu dùng thì sẽ mang tới ba lợi ích:
Thứ nhất, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận các gói vay tín chấp, nhất là nhóm thu nhập thấp, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời cũng góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính, giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, tạo nền tảng để các nhóm khách hàng này sử dụng những dịch vụ khác của ngân hàng.
Thứ hai, cho vay tiêu dùng là một công cụ quan trọng kích cầu mua sắm và hỗ trợ tốt cho các kênh kinh doanh hàng hóa, từ đó duy trì sự ổn định sản lượng và tạo cơ hội việc làm cho nhiều người, gián tiếp đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế.
Thứ ba, khi các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh, mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho nhiều nhóm đối tượng, nhất là nhóm thu nhập thấp thì cũng đồng thời làm giảm mạnh nhu cầu vay tín dụng phi chính thức (tín dụng đen), góp phần ổn định đời sống xã hội, ngăn chặn từ xa những vụ việc đáng tiếc với mỗi gia đình.
- Nhưng thưa ông, có hai rào cản rất lớn, đó là thói quen tiêu dùng của người Việt Nam và nền kinh tế chưa đủ mạnh để thị trường tài chính tiêu dùng bứt tốc?
Theo số liệu cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã vượt 3.000 tỷ USD (chiếm khoảng 20% GDP), chưa bao gồm dư nợ cho vay thế chấp nhà.
Còn tại thị trường Đức thì cho vay tiêu dùng cũng chiếm tới 7,3% GDP; con số này ở Anh là gần 14% GDP; Ở Pháp là khoảng 7% GDP… Còn ở châu Á, Malaysia là quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng rất ấn tượng, với 24% GDP (chưa bao gồm cho vay thế chấp nhà ở).
Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng ở Việt Nam là rất lớn. Số liệu thống kê cuối năm 2013 cho thấy, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng (khoảng 5,2% GDP). Dù chưa có số liệu chính thức năm 2014, nhưng với tốc độ phát triển kinh tế ổn định thì dự báo tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng cũng tốt hơn.
Con số mà Viện Chiến lược Ngân hàng công bố cho thấy, tính bình quân 7 năm qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/ năm. Những số liệu ấn tượng trên củng cố vững chắc dự đoán cho vay tiêu dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020.
Trên thực tế đúng là có hai rào cản là thói quen mua sắm của người dân và sự phát triển của nền kinh tế. Rào cản về ý thức, về thói quen thì sẽ dần được thay đổi theo thời gian, nhưng rào cản về nền kinh tế là vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn thời gian qua, nhưng Việt Nam đã giữ được sự ổn định cần thiết. Đó là điều kiện nền tảng quan trọng cho sự phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Hơn nữa, theo xu thế phát triển hiện nay, tầng lớp trung lưu sử dụng tài khoản, mua sắm qua hệ thống ngân hàng ngày càng tăng, vừa tiện ích lại vừa an toàn.
Đối với hệ thống dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng rất phát triển, các sản phẩm cho vay rất phong phú và thủ tục ngày càng giản tiện hơn. Trước đây, dịch vụ thường chỉ tập trung vào các gói vay có giá trị lớn thì nay ngay cả một chiếc máy tính, hay chiếc điện thoại cũng có thể mua trả góp. Điều đó cho thấy các ngân hàng, các công ty tài chính đang rất nỗ lực tạo ra mọi dịch vụ thuận lợi để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Bình luận