(VTC News) – TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ủng hộ quan điểm ăn tết ta theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân, vì như vậy sẽ "không lạc nhịp"
Trên thế giới, Nhật Bản đã thành công trong việc chỉ đón tết dương lịch thôi, không có tết âm lịch nữa và một số nước khác cũng đang có ý theo xu thế đó.
Theo tôi, nếu tại Việt Nam chúng ta dần thuyết phục được nhân dân rằng sẽ chỉ đón một tết: Hoặc tết âm lịch hoặc tết dương lịch thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
Nhiều khả năng chúng ta sẽ làm được điều này bởi hiện nay trên thế giới, hầu hết các nước đều đã chuyển sang tết dương lịch. Khi mình hội nhập thì mình cũng nên nghỉ tết như họ hơn là đón thêm một cái tết riêng như thế này.
Về hiệu quả khi gộp tết cổ truyền theo dương lịch là quá rõ ràng rồi. Chúng ta sẽ bớt số ngày nghỉ và nghỉ cùng phần lớn nhân loại. Trong lúc chúng ta nghỉ, họ cũng nghỉ thì chúng ta không bị lạc nhịp chứ cứ như hiện nay chúng ta bị lạc nhịp khá nhiều.
Tới đây, chúng ta sẽ nghỉ khoảng 9 ngày và trong thời gian đó các giao dịch, hội nghị, giao ước quốc tế…rất hạn chế. Nghỉ tết quá lâu tức là trong khoảng thời gian đó chúng ta sẽ lao động ít mà như vậy sẽ sản xuất ra ít của cải, vật chất hơn. Đó là điều chúng ta nên cân nhắc.
Tết âm lịch phù hợp với văn minh lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Trong khoảng thời gian đó, vừa cấy lúa xong nên người nông dân có thời gian rảnh rỗi đón tết.
Nhưng sẽ không thể cải thiện, nâng cao năng suất lao động được nếu tiếp tục duy trì cái tục:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc
Tháng ba hội hè
Trên thế giới hiện nay, người ta tiết kiệm từng phút một chứ đừng nói gì cả chục ngày như thế.
Đương nhiên, tiêu dùng cũng là một trong những việc đóng góp vào đà tăng trưởng kinh tế. Nếu chỉ sản xuất để xuất khẩu thì tiêu dùng trong nước và đời sống của người dân ở Việt Nam sẽ không thể cải thiện được.
Thu hút khách du lịch từ các nước trên thế giới tới Việt Nam để họ xem chúng ta ăn tết như xem một “thứ của lạ” cũng là điều hay, nhưng nếu chúng ta cũng tiến hành các lễ, tiết như vậy trong dịp tết dương lịch thay vì trong dịp tết âm lịch thì vẫn có thể làm giàu cho đất nước.
Lấy ví dụ, Nhật Bản vẫn thu hút được rất nhiều khách du lịch tới đó chứ đâu phải họ không kiếm được bộn tiền từ du lịch.
Nếu kéo dài thời gian nghỉ tết dương lịch, mọi người vẫn có thể về quê thăm gia đình và vẫn có thể thực hiện các lễ thăm hỏi, chúc tết như trong tết âm lịch thì chẳng có sự mất mát nào.
Tóm lại, tôi cho rằng đây là một điều chúng ta nên dành nhiều thời gian để thảo luận bởi trên thế giới có hai phạm trù: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Thể chế chính thức là thể chế do luật lệ, luật pháp quy định còn thể chế phi chính thức là thói quen của con người. Nếu chúng ta có thể xử lý được các thể chế phi chính thức như trường hợp đốt pháo chẳng hạn thì đó là điều đáng mừng.
Còn một vài thể chế phi chính thức khác như đốt vàng mã, dù đã cố gắng nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa cải tiến được bao nhiêu.
Tôi nghĩ việc nghỉ tết quá dài, uống nhiều rượu, ăn quá nhiều một số loại thực phẩm không phù hợp với kiến thức y tế hiện đại như thịt mỡ…là những mặt hạn chế dịp tết cổ truyền.
Cần phải có những cải thiện sao cho phù hợp với nhận thức khoa học. Không phải thứ gì cha ông để lại cũng đều là đúng cả.
Chúng ta chỉ nên nghỉ tết âm lịch ít ngày, bớt uống rượu, tổ chức lại việc thăm hỏi, chúc tụng nhau để phù hợp hơn với nhịp sống hiện nay. Còn với tết dương lịch thì nên nghỉ dài ngày hơn một chút như Nhật Bản – họ nghỉ tới hơn 10 ngày.
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Chuyên gia kinh tế cao cấp hàng đầu Việt Nam
Quý độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Xin hãy gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới đây.
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới. Tôi nghĩ đây là gợi ý mạnh bạo và đáng để suy nghĩ.
Trên thế giới, Nhật Bản đã thành công trong việc chỉ đón tết dương lịch thôi, không có tết âm lịch nữa và một số nước khác cũng đang có ý theo xu thế đó.
Theo tôi, nếu tại Việt Nam chúng ta dần thuyết phục được nhân dân rằng sẽ chỉ đón một tết: Hoặc tết âm lịch hoặc tết dương lịch thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh |
Về hiệu quả khi gộp tết cổ truyền theo dương lịch là quá rõ ràng rồi. Chúng ta sẽ bớt số ngày nghỉ và nghỉ cùng phần lớn nhân loại. Trong lúc chúng ta nghỉ, họ cũng nghỉ thì chúng ta không bị lạc nhịp chứ cứ như hiện nay chúng ta bị lạc nhịp khá nhiều.
Tới đây, chúng ta sẽ nghỉ khoảng 9 ngày và trong thời gian đó các giao dịch, hội nghị, giao ước quốc tế…rất hạn chế. Nghỉ tết quá lâu tức là trong khoảng thời gian đó chúng ta sẽ lao động ít mà như vậy sẽ sản xuất ra ít của cải, vật chất hơn. Đó là điều chúng ta nên cân nhắc.
Tết âm lịch phù hợp với văn minh lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Trong khoảng thời gian đó, vừa cấy lúa xong nên người nông dân có thời gian rảnh rỗi đón tết.
Nhưng sẽ không thể cải thiện, nâng cao năng suất lao động được nếu tiếp tục duy trì cái tục:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc
Tháng ba hội hè
Trên thế giới hiện nay, người ta tiết kiệm từng phút một chứ đừng nói gì cả chục ngày như thế.
Đương nhiên, tiêu dùng cũng là một trong những việc đóng góp vào đà tăng trưởng kinh tế. Nếu chỉ sản xuất để xuất khẩu thì tiêu dùng trong nước và đời sống của người dân ở Việt Nam sẽ không thể cải thiện được.
Thu hút khách du lịch từ các nước trên thế giới tới Việt Nam để họ xem chúng ta ăn tết như xem một “thứ của lạ” cũng là điều hay, nhưng nếu chúng ta cũng tiến hành các lễ, tiết như vậy trong dịp tết dương lịch thay vì trong dịp tết âm lịch thì vẫn có thể làm giàu cho đất nước.
Lấy ví dụ, Nhật Bản vẫn thu hút được rất nhiều khách du lịch tới đó chứ đâu phải họ không kiếm được bộn tiền từ du lịch.
Thu hút khách du lịch từ các nước trên thế giới tới Việt Nam để họ xem chúng ta ăn tết như xem một “thứ của lạ” là điều hay |
Nếu kéo dài thời gian nghỉ tết dương lịch, mọi người vẫn có thể về quê thăm gia đình và vẫn có thể thực hiện các lễ thăm hỏi, chúc tết như trong tết âm lịch thì chẳng có sự mất mát nào.
Tóm lại, tôi cho rằng đây là một điều chúng ta nên dành nhiều thời gian để thảo luận bởi trên thế giới có hai phạm trù: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Thể chế chính thức là thể chế do luật lệ, luật pháp quy định còn thể chế phi chính thức là thói quen của con người. Nếu chúng ta có thể xử lý được các thể chế phi chính thức như trường hợp đốt pháo chẳng hạn thì đó là điều đáng mừng.
|
Tôi nghĩ việc nghỉ tết quá dài, uống nhiều rượu, ăn quá nhiều một số loại thực phẩm không phù hợp với kiến thức y tế hiện đại như thịt mỡ…là những mặt hạn chế dịp tết cổ truyền.
Cần phải có những cải thiện sao cho phù hợp với nhận thức khoa học. Không phải thứ gì cha ông để lại cũng đều là đúng cả.
Chúng ta chỉ nên nghỉ tết âm lịch ít ngày, bớt uống rượu, tổ chức lại việc thăm hỏi, chúc tụng nhau để phù hợp hơn với nhịp sống hiện nay. Còn với tết dương lịch thì nên nghỉ dài ngày hơn một chút như Nhật Bản – họ nghỉ tới hơn 10 ngày.
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Chuyên gia kinh tế cao cấp hàng đầu Việt Nam
Quý độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Xin hãy gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới đây.
Bình luận