Trước đó, một đợt không kích ở Aleppo tối 17/8 khiến Omran Daqneesh, cậu bé xuất hiện trong bức ảnh bị thương, đồng thời làm nhiều người khác thiệt mạng, trong đó có người anh em mới 10 tuổi của cậu.
Sau khi được kéo ra khỏi đống đổ nát, Omran chỉ ngồi thất thần, bất động, thỉnh thoảng lấy tay lau đi những vệt bụi và máu trên mặt. Hình ảnh này đã ngay lập tức gây chấn động thế giới khi phản ánh chân thật, trần trụi nhất về “bộ mặt thật” của cuộc chiến ở Syria.
Nhưng trái với hầu hết phần đông dư luận, CCTV, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc lại đặt ra nghi vấn cho rằng đoạn phim trên chỉ là một sản phẩm dàn dựng.
“Các nhà phân tích cho rằng đoạn video này chỉ là môt sản phẩm trong cuộc chiến tuyên truyền nhằm tạo ra một cái cớ “nhân đạo” giúp các nước phương Tây có thể đường hoàng can thiệp vào Syria
Nhân viên cứu hộ đã không triển khai công tác cứu hộ nhanh chóng, thay vào đó, họ dành thời gian để lắp đặt máy quay để ghi hình”, bản tin cuối tuần của CCTV cho hay.
Trong khi đó, Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của chính phủ Nga khẳng định rằng truyền thông phương Tây chỉ đang "cố tình sử dụng câu chuyện của Omran với mục đích tuyên truyền phá hoại hình ảnh của Nga một cách sáo rỗng" và gọi đây là một “sự lợi dụng nhẫn tâm”.
Ông này cũng nhấn mạnh rằng, những hình ảnh xuất hiện trong đoạn video ghi lại hình ảnh cuộc giải cứu cho thấy tòa nhà gần nơi cậu bé được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn. Điều này chứng tỏ ngôi nhà của Omran bị trúng mìn của phiến quân chứ không phải trúng đòn không kích.
Video: Hình ảnh cậu bé Syria mặt bết máu ngồi đờ đẫn trên xe cứu thương khiến thế giới bàng hoàng
Trước đó, hình ảnh của cậu bé Omran với khuôn mặt dinh đầy máu và bụi bẩn ngồi thẫn thờ trên xe cứu thương sau một trận không kích ở Aleppo được chia sẻ chóng mặt trên các phương tiên truyền thông khiến cả thế giới bàng hoàng trước sự khốc liệt, những nỗi đau khủng khiếp mà cuộc nội chiến ở Syria gây ra.
Tuy nhiên, sau đó, báo chí đồng loạt đặt ra những nghi vấn cho rằng Mahmoud Raslan, nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc thương tâm này có liên hệ với một nhóm hồi giáo cực đoan từng chặt đầu một bé trai 11 tuổi vì nghi là gián điệp của lực lượng ủng hộ chính quyền ông Assad hồi cuối tháng 7.
Bằng chứng là bức ảnh chụp chung của Mahmoud Raslan cùng hai thành viên tham gia vụ chặt đầu nói trên được đăng tải trên Facebook vào hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Mặc dù vậy, tất cả các thông tin trên mới chỉ là những đồn đoán và việc Raslan có quan hệ với nhóm phiến quân này hay không vẫn chưa được xác thực.
Bình luận