Đây là một trong 8 vụ án điểm được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vào theo dõi chỉ đạo và thống nhất đưa ra xét xử trước Đại hội Đảng lần thứ XII.
Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội, truy tố 18 bị can.
Trong số này có Phạm Thanh Tân, nguyên tổng giám đốc; Kiều Trọng Tuyển, nguyên phó tổng giám đốc; Đỗ Quang Vinh, nguyên trưởng ban tín dụng doanh nghiệp; Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội...
Trong vụ đại án Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỷ, cơ quan tố tụng xác định các bị can đã bị một số cá nhân nước ngoài gây thiệt hại số tiền trên cho ngân hàng Agribank.
Theo cáo trạng, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam (tiền thân là Công ty cổ phần Enzo Việt), chủ tịch HĐQT là Yang Hong (quốc tịch Trung Quốc), tổng giám đốc là Boubker El Fehdi (quốc tịch Canada), ngoài ra còn có các cổ đông Ahmed El Fehdi (quốc tịch Canada), Driss Bou Chama (quốc tịch Canada) và Manuela Polga (quốc tịch Ý).
Năm 2007, công ty đầu tư dự án xây dựng nhà máy Luxfashion tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 197 triệu USD.
Công ty lập hồ sơ vay vốn của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội và dùng quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang cao cấp để thế chấp vay tiền. Thực tế 6 thương hiệu này đều không có thật.
Liên quan đến vụ đại án Agribank thất thoát tiền tỷ, cơ quan tố tụng xác định từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2012, bị can Phạm Thị Bích Lượng đã ký đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay, ký hợp đồng thế chấp, phê duyệt cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, Công ty cổ phần Vietmade, Công ty cổ phần Lifepro Việt Nam sai quy định, không thẩm định thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về quản lý đối với ngân hàng, dẫn đến Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỉ đồng.
Đồng phạm với Lượng còn có nhiều cấp dưới khác như Chử Thị Kim Hiền, Đỗ Tiến Long, Trương Thị Út... Các bị can này đã lập hồ sơ đề nghị để bị can Lượng ký đề nghị việc nâng quyền phán quyết.
Bị can Phạm Thanh Tân trong quá trình điều hành đã ký cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ hội sở là trái với nghị quyết của HĐQT Agribank.
Quá trình giải quyết việc cho vay, bị can này đã được lãnh đạo Agribank chi nhánh Nam Hà Nội biếu 5 lần với tổng số tiền lên đến 310.000 USD.
Ngoài ra, các thành viên HĐQT gồm Phạm Thanh Tân, Hoàng Tuấn Anh, nguyên ủy viên HĐQT; Đỗ Quang Vinh, nguyên trưởng ban tín dụng doanh nghiệp; Kiều Trọng Tuyển, nguyên phó tổng giám đốc, có hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khi ký duyệt nâng quyền phán quyết cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Vụ đại án Agribank thiệt hại gần 3 tỷ đồng còn có một số bị can nguyên là cán bộ công chức ngành hải quan như Lương Thị Yên, nguyên phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Hà Tây, Cục Hải quan Hà Nội; Hoàng Tuấn Khanh, Đỗ Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, cùng nguyên là công chức Chi cục hải quan Hà Tây.
Những bị can này đã có hành vi làm trái quy định của Nhà nước đối với việc giải quyết thông quan hàng hóa của Công ty Enzo Việt và Công ty liên doanh Lifepro, dẫn đến Nhà nước thất thu thuế nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho các bị can người nước ngoài có cơ sở để lừa đảo tại Agribank.
Nguồn: Tuổi trẻ
Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội, truy tố 18 bị can.
Trong số này có Phạm Thanh Tân, nguyên tổng giám đốc; Kiều Trọng Tuyển, nguyên phó tổng giám đốc; Đỗ Quang Vinh, nguyên trưởng ban tín dụng doanh nghiệp; Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội...
Bị can Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank, khi còn tại vị - Ảnh: Agribank |
Trong vụ đại án Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỷ, cơ quan tố tụng xác định các bị can đã bị một số cá nhân nước ngoài gây thiệt hại số tiền trên cho ngân hàng Agribank.
Theo cáo trạng, Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam (tiền thân là Công ty cổ phần Enzo Việt), chủ tịch HĐQT là Yang Hong (quốc tịch Trung Quốc), tổng giám đốc là Boubker El Fehdi (quốc tịch Canada), ngoài ra còn có các cổ đông Ahmed El Fehdi (quốc tịch Canada), Driss Bou Chama (quốc tịch Canada) và Manuela Polga (quốc tịch Ý).
Năm 2007, công ty đầu tư dự án xây dựng nhà máy Luxfashion tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, tỉnh Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 197 triệu USD.
Công ty lập hồ sơ vay vốn của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội và dùng quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang cao cấp để thế chấp vay tiền. Thực tế 6 thương hiệu này đều không có thật.
Liên quan đến vụ đại án Agribank thất thoát tiền tỷ, cơ quan tố tụng xác định từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2012, bị can Phạm Thị Bích Lượng đã ký đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay, ký hợp đồng thế chấp, phê duyệt cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, Công ty cổ phần Vietmade, Công ty cổ phần Lifepro Việt Nam sai quy định, không thẩm định thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về quản lý đối với ngân hàng, dẫn đến Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỉ đồng.
Đồng phạm với Lượng còn có nhiều cấp dưới khác như Chử Thị Kim Hiền, Đỗ Tiến Long, Trương Thị Út... Các bị can này đã lập hồ sơ đề nghị để bị can Lượng ký đề nghị việc nâng quyền phán quyết.
Bị can Phạm Thanh Tân trong quá trình điều hành đã ký cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ hội sở là trái với nghị quyết của HĐQT Agribank.
Video: Những điểm đặc biệt trong đại án bầu Kiên
Quá trình giải quyết việc cho vay, bị can này đã được lãnh đạo Agribank chi nhánh Nam Hà Nội biếu 5 lần với tổng số tiền lên đến 310.000 USD.
Ngoài ra, các thành viên HĐQT gồm Phạm Thanh Tân, Hoàng Tuấn Anh, nguyên ủy viên HĐQT; Đỗ Quang Vinh, nguyên trưởng ban tín dụng doanh nghiệp; Kiều Trọng Tuyển, nguyên phó tổng giám đốc, có hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khi ký duyệt nâng quyền phán quyết cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Vụ đại án Agribank thiệt hại gần 3 tỷ đồng còn có một số bị can nguyên là cán bộ công chức ngành hải quan như Lương Thị Yên, nguyên phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Hà Tây, Cục Hải quan Hà Nội; Hoàng Tuấn Khanh, Đỗ Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, cùng nguyên là công chức Chi cục hải quan Hà Tây.
Những bị can này đã có hành vi làm trái quy định của Nhà nước đối với việc giải quyết thông quan hàng hóa của Công ty Enzo Việt và Công ty liên doanh Lifepro, dẫn đến Nhà nước thất thu thuế nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho các bị can người nước ngoài có cơ sở để lừa đảo tại Agribank.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận