Cá chết vớt không xuể
Chiều 20/7, trên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (quận Phú Nhuận) đến đoạn cống xả nằm gần khu vực đường Út Tịch (quận Tân Bình) xảy ra tình trạng cá chết, nổi trắng trên mặt nước.
Tại các khu vực chân cầu số 7, 6, 5, cầu Lê Văn Sỹ… cá trôi dạt, mắc kẹt sát bờ, chân cầu. Cá chết chủ yếu là các loại các sống ở tầng mặt như các rô, điêu hồng, cá chép...
Đáng chú ý, tại khu vực cống xả nước (đường dẫn nước thải đổ vào kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè) nằm gần giao lộ Trường Sa - Út Tịch (quận Tân Bình), mật độ cá chết dày đặc.
Nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè |
Một nhân viên cho biết: “Dù đã tích cực vớt nhưng lượng cá chết rất nhiều nên vớt không xuể…”
Cũng theo ghi nhận của phóng viên VTC News những ngày này, mực nước trên bờ kênh Nhiêu Lộc xuống cạn, mặt đường trên kênh đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.
Ông Nguyễn Quang Vinh (49 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) chỉ tay xuống dòng nước đen ngòm nói: “Nước thải đổ ra quá đặc mùi nên cá đâu có ôxy để thở. Thấy cá chết nổi trên mặt nước, nhiều người dân đã đi vớt lên. Không biết họ vớt lên làm gì nữa. Nếu vớt về ăn hoặc đem ra chợ bán thì hết sức nguy hiểm. Cá này không ăn được....”
Cá chết với mật độ dày đặc, nổi bồng bềnh trên mặt nước đen ngòm |
Được biết, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vốn được mệnh danh là dòng kênh ô nhiễm nhất tại TP.HCM vì nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Cuối năm 2011, dòng kênh được nạo vét và làm sạch nước, nhiều loại cá sau đó được thả xuống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, song chất lượng nguồn nước vẫn chưa cải thiện triệt để, nhiều người vẫn lén mang rác xả thẳng xuống kênh. Đây không phải lần đầu kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè xuất hiện tình trạng cá chết. Cuối tháng 5 vừa rồi, hàng chục nghìn con cá cũng phơi bụng chết trắng mặt nước.
Cá chết do đâu?
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tìm trạng cá chết hàng loạt, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Hữu Long Giao, Giám đốc trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM). Ông Giao cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt là do nguồn nước thải bị đọng lại phía cuối kênh.
Những ngày qua, tại TP.HCM chịu ảnh hưởng của cơn bão Thần Sấm, do đó mưa xuất hiện mới cường độ lớn. Vì vậy, nước từ sông Sài Gòn dùng để thau rửa dòng kênh đã được lực lượng chức năng hạn chế cho chảy vào kênh nhằm phục vụ cho công tác chống ngập.
“Dù đã xả cho nước sông Sài Gòn vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để thau rửa nước bẩn từ ngày 20/7, tuy nhiên, đoạn cuối kênh vẫn chưa được thau rửa do nút thắt ngay cầu Kiệu làm giảm hiệu quả việc thau rửa. Bên cạnh đó, mỗi lần thau rửa phải mất khoảng hai tuần mới làm sạch được nước kênh"- ông Giao cho biết.
“Để thả cá hiệu quả, cá giống nhỏ cần được ươm nuôi đến cỡ phù hợp và phải trải qua khâu luyện cá thích nghi với môi trường mới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những môi trường mới có tính khác biệt cao như ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Sau khi cá đã được tôi luyện bằng nguồn nước tại chỗ của kênh, kỹ thuật phóng thả cá cũng phải lưu ý về thời điểm và kỹ thuật thả, tránh thả cá vào lúc nắng nóng, khi thả phải mở túi ni lông từ từ cho cá quen với nguồn nước mới và tự bơi ra, thay vì mở túi thả thẳng xuống kênh…”- TS Lương cho biết.
TS Lương cho biết thêm, hiện nay có một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm đã hình thành và chuẩn bị nghiên cứu khả năng thả cá ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Sức tải thủy vực của kênh cho phép thả bao nhiêu cá, thả cá gì, nguồn thức ăn ra sao và kỹ thuật thả thế nào sẽ được nhóm nghiên cứu này thực hiện trong thời gian 2 năm.
Sau đó, nhóm sẽ đưa ra các khuyến cáo thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi cá trong kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè theo hướng bền vững.
Triệu Nguyên
Bình luận