(VTC News)- Cuối năm 1995, Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong làm Chủ tịch, đã không ủng hộ chương trình thực nghiệm - GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết.
Tin nóng về trường Thực nghiệm
Theo quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết, giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết xung quanh câu chuyện tuyển sinh vào Trường Thực nghiệm Hà Nội.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc phụ huynh đạp đổ cả cổng trường Thực nghiệm để mua đơn xin học cho con?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cảm thấy rất buồn. Có lẽ trên thế giới không một nước nào diễn ra cảnh đi xin học cho con như thế. Nó vừa chứng tỏ sự lúng túng trong điều hành vừa chứng tỏ một nếp sống chưa văn minh.
Việc phụ huynh học sinh phải xếp hàng từ 2, 3 giờ sáng chạy xô vào khi trường mở cổng để mua cho con hồ sơ không phải chỉ diễn ra năm nay mà diễn ra nhiều năm gần đây khi phụ huynh học sinh đi xin học cho con vào trường mẫu giáo công lập.
Điều đó nói lên một thực tế là chúng ta đang thiếu những trường có điều kiện tốt, và thành phố chưa quan tâm đảm bảo điều kiện vật chất, điều kiện giáo viên cho các trường đồng đều như nhau, vì thế phụ huynh đổ xô vào một số trường điểm là tất yếu.
Nếu các trường điểm khác của Hà Nội không tuyển sinh theo tuyến mà cũng tuyển sinh trên phạm vi toàn thành phố như Trường Thực nghiệm thì chắc còn nhiều cánh cổng nữa bị đạp đổ chứ không riêng gì cổng Trường Thực nghiệm.
- Phụ huynh cũng tự nhận rằng, họ biết là sai nhưng vẫn làm vì lo lắng cho tương lai của con. Liệu lý do này có bào chữa được cho hành động chen lấn, xô đổ cả cổng trường?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi rất chia sẻ với các vị phụ huynh về mong muốn cho con vào trường tốt. Nhưng để đạt mong muốn đó mà không ai chịu nhường ai thì thật đáng buồn.
Chắc nhiều người còn nhớ những hình ảnh đáng nể phục về sự tương thân tương ái, trật tự nề nếp của người dân thành phố Fucushima, Nhật Bản trong cơn hoạn nạn động đất, sóng thần năm 2011 như thế nào. Điều gì làm cho chúng ta khác với người Nhật như vậy?
- Liệu trường Thực nghiệm có tốt hơn các trường dạy theo chương trình bình thường của Bộ GD-ĐT?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trường Thực nghiệm cũng dạy theo chương trình của Bộ, chỉ ở một vài lớp là dạy một số môn theo chương trình thực nghiệm.
Có thể thấy những điểm nổi trội của trường mà phụ huynh đánh giá cao là học sinh được học bán trú, không buộc phải học thêm, không phải chịu sức ép học hành nặng nề, được thầy cô tôn trọng.
Đây là những yêu cầu chung về phương pháp giáo dục đối với tất cả các trường trên toàn quốc, nhưng vì sao chỉ có Trường Thực nghiệm và một số ít trường khác thực hiện được – đó là điều các cơ quan quản lý giáo dục cần nghiên cứu.
- Nếu mô hình Trường Thực nghiệm thành công sao không nhân rộng ra hơn nữa thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Năng lực, phẩm chất của các thầy cô Trường Thực nghiệm nói chung xứng đáng được đánh giá cao. Nhưng nội dung một số môn học theo chương trình thực nghiệm chưa được đánh giá như vậy.
- Có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm là vì chưa có tổng kết thực sự khoa học?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình thực nghiệm là đề tài khoa học nên chắc chắn nó đã được đánh giá nhiều lần. Có đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá của các hội đồng chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Khoa học- Công nghệ thành lập).
Tôi có được dự khán một đợt đánh giá tổng thể vào cuối năm 1995. Đó là đánh giá của Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong, lúc đó là Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, làm Chủ tịch.
Kết quả là Hội đồng không ủng hộ chương trình này. Từ sau năm đó, tôi không có điều kiện theo dõi nên không biết còn lần đánh giá, nghiệm thu nào nữa không.
- Ở Trường Thực nghiệm, một bài chính tả viết chưa đẹp vẫn được 10 điểm, trong khi đó bài viết chính tả như vậy ở các trường công khác thì không thể đạt được điểm đó. Tình trạng đánh giá không đúng năng lực thực sự của học sinh như vậy sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không được xem bài chính tả đó nên không thể nói là giáo viên đánh giá đã đúng chưa. Về nguyên tắc, cần đánh giá làm sao để động viên được học sinh, nhất là trong những ngày các em mới tới trường, đừng có chi li quá, cũng đừng chê các em, nhưng cũng không nên dễ dãi vì nếu ta đánh giá không đúng, học trò sẽ không biết mình sai để sửa.
Nếu làm mãi như thế, học trò có thể chỉ quen nghe những lời khen – điều này không có lợi cho sự phát triển năng lực cũng như phẩm chất của học sinh.
- Nhiều phụ huynh cũng nghi ngờ việc nhà trường hạn chế số hồ sơ bán ra phần nào là để đẩy “thương hiệu” của nhà trường lên cao hơn?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không có thực tế nên không thể bình luận điều này. Tôi chỉ nghĩ giải pháp trước mắt để hạn chế tình trạng phụ huynh phải thức đêm thức hôm, chen chúc mua hồ sơ tuyển sinh là trường nên tuyển sinh theo tuyến như tất cả các trường khác.
Còn giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh(thực hiện)
Tin nóng về trường Thực nghiệm
Theo quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết, giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ mô hình Thực nghiệm đã từng có lần bị hội đồng khoa học nhà nước không tán thành (Ảnh: Phạm Thịnh) |
PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết xung quanh câu chuyện tuyển sinh vào Trường Thực nghiệm Hà Nội.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc phụ huynh đạp đổ cả cổng trường Thực nghiệm để mua đơn xin học cho con?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cảm thấy rất buồn. Có lẽ trên thế giới không một nước nào diễn ra cảnh đi xin học cho con như thế. Nó vừa chứng tỏ sự lúng túng trong điều hành vừa chứng tỏ một nếp sống chưa văn minh.
Việc phụ huynh học sinh phải xếp hàng từ 2, 3 giờ sáng chạy xô vào khi trường mở cổng để mua cho con hồ sơ không phải chỉ diễn ra năm nay mà diễn ra nhiều năm gần đây khi phụ huynh học sinh đi xin học cho con vào trường mẫu giáo công lập.
Điều đó nói lên một thực tế là chúng ta đang thiếu những trường có điều kiện tốt, và thành phố chưa quan tâm đảm bảo điều kiện vật chất, điều kiện giáo viên cho các trường đồng đều như nhau, vì thế phụ huynh đổ xô vào một số trường điểm là tất yếu.
Nếu các trường điểm khác của Hà Nội không tuyển sinh theo tuyến mà cũng tuyển sinh trên phạm vi toàn thành phố như Trường Thực nghiệm thì chắc còn nhiều cánh cổng nữa bị đạp đổ chứ không riêng gì cổng Trường Thực nghiệm.
- Phụ huynh cũng tự nhận rằng, họ biết là sai nhưng vẫn làm vì lo lắng cho tương lai của con. Liệu lý do này có bào chữa được cho hành động chen lấn, xô đổ cả cổng trường?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi rất chia sẻ với các vị phụ huynh về mong muốn cho con vào trường tốt. Nhưng để đạt mong muốn đó mà không ai chịu nhường ai thì thật đáng buồn.
Chắc nhiều người còn nhớ những hình ảnh đáng nể phục về sự tương thân tương ái, trật tự nề nếp của người dân thành phố Fucushima, Nhật Bản trong cơn hoạn nạn động đất, sóng thần năm 2011 như thế nào. Điều gì làm cho chúng ta khác với người Nhật như vậy?
- Liệu trường Thực nghiệm có tốt hơn các trường dạy theo chương trình bình thường của Bộ GD-ĐT?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trường Thực nghiệm cũng dạy theo chương trình của Bộ, chỉ ở một vài lớp là dạy một số môn theo chương trình thực nghiệm.
Có thể thấy những điểm nổi trội của trường mà phụ huynh đánh giá cao là học sinh được học bán trú, không buộc phải học thêm, không phải chịu sức ép học hành nặng nề, được thầy cô tôn trọng.
Đây là những yêu cầu chung về phương pháp giáo dục đối với tất cả các trường trên toàn quốc, nhưng vì sao chỉ có Trường Thực nghiệm và một số ít trường khác thực hiện được – đó là điều các cơ quan quản lý giáo dục cần nghiên cứu.
- Nếu mô hình Trường Thực nghiệm thành công sao không nhân rộng ra hơn nữa thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Năng lực, phẩm chất của các thầy cô Trường Thực nghiệm nói chung xứng đáng được đánh giá cao. Nhưng nội dung một số môn học theo chương trình thực nghiệm chưa được đánh giá như vậy.
- Có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm là vì chưa có tổng kết thực sự khoa học?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình thực nghiệm là đề tài khoa học nên chắc chắn nó đã được đánh giá nhiều lần. Có đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá của các hội đồng chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Khoa học- Công nghệ thành lập).
Tôi có được dự khán một đợt đánh giá tổng thể vào cuối năm 1995. Đó là đánh giá của Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong, lúc đó là Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, làm Chủ tịch.
Kết quả là Hội đồng không ủng hộ chương trình này. Từ sau năm đó, tôi không có điều kiện theo dõi nên không biết còn lần đánh giá, nghiệm thu nào nữa không.
- Ở Trường Thực nghiệm, một bài chính tả viết chưa đẹp vẫn được 10 điểm, trong khi đó bài viết chính tả như vậy ở các trường công khác thì không thể đạt được điểm đó. Tình trạng đánh giá không đúng năng lực thực sự của học sinh như vậy sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không được xem bài chính tả đó nên không thể nói là giáo viên đánh giá đã đúng chưa. Về nguyên tắc, cần đánh giá làm sao để động viên được học sinh, nhất là trong những ngày các em mới tới trường, đừng có chi li quá, cũng đừng chê các em, nhưng cũng không nên dễ dãi vì nếu ta đánh giá không đúng, học trò sẽ không biết mình sai để sửa.
Nếu làm mãi như thế, học trò có thể chỉ quen nghe những lời khen – điều này không có lợi cho sự phát triển năng lực cũng như phẩm chất của học sinh.
- Nhiều phụ huynh cũng nghi ngờ việc nhà trường hạn chế số hồ sơ bán ra phần nào là để đẩy “thương hiệu” của nhà trường lên cao hơn?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không có thực tế nên không thể bình luận điều này. Tôi chỉ nghĩ giải pháp trước mắt để hạn chế tình trạng phụ huynh phải thức đêm thức hôm, chen chúc mua hồ sơ tuyển sinh là trường nên tuyển sinh theo tuyến như tất cả các trường khác.
Còn giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh(thực hiện)
Bình luận