• Zalo

Trưởng thôn chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường nông thôn sẽ bị xử lý thế nào?

Pháp luậtThứ Tư, 01/11/2017 07:00:00 +07:00Google News

Luật sư cho rằng hành vi của trưởng thôn chặn xe đám cưới để đòi tiền bê tông nông thôn là sai quy định pháp luật và gia đình bà Thu có thể kiện về hành vi xâm phạm uy tín, danh dự.

Liên quan đến vụ Trưởng thôn chặn xe đám cưới đòi tiền làm đường bê tông nông thôn, chiều 31/10Luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, việc xây dựng đường bê tông nông thôn mới là theo chủ trương của Chính phủ về việc nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư. Đây là những chương trình đúng đắn, hợp lòng đa số người dân.

23114776_1984736181739878_979265476_n

Luật sư Phạm Công Út nói về sự việc Trưởng thôn chặn xe đám cưới thu tiền làm đường nông thôn. 

Tuy nhiên, mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh khác nhau về kinh tế. Vì vậy, có nhiều hộ gia đình sẵn sàng đóng góp tiền của, thậm chí đất đai để nông thôn của mình đẹp hơn nhưng cũng có không ít gia đình "chạy gạo" còn không kịp. 

Chính vì vậy, ông Út cho rằng mới có chuyện có gia đình không có tiền đóng để làm đường bê tông, và họ biến thành "con nợ" của làng xóm, thôn xã.

Nếu chính quyền dùng quyền lực để cưỡng ép họ phải đóng đủ tiền mới cho sử dụng đường, lại đúng lúc người "mắc nợ" đứng trước thời điểm trọng đại của gia đình thì hành vi này có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản, biến chủ trương đúng đắn của nhà nước thành hành vi sai.

Tại điều 135 Bộ luật hình sự quy định: "Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù...".

Như vậy, hành vi ngăn chặn đoàn đám cưới để thu tiền đóng góp có thể bị xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được Bộ luật hình sự quy định.

Tuy nhiên, nếu hành vi "cưỡng đoạt" này chưa thực hiện được do nhận thức chưa tới thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không được xem là đương nhiên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

dsc0446-1509352716482

Hiện trường vụ việc. 

Liên quan đến việc gia đình bà Thu chưa không đóng tiền làm đường nông thôn. Luật sư Út cho biết, đó là sự thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và người dân. Ở đây, người dân đóng góp tiền trên cơ sở tự nguyện.

Vì vậy, nếu có 1 hộ không đóng đúng trên sự thỏa thuận ban đầu thì người dân có quyền làm đơn khởi kiện, còn việc cán bộ chính quyền tự ý cưỡng chế là sai.

Về việc hộ gia đình bà Thu có cắt chuyển hộ khẩu để đến nơi khác ở là việc của quản lý hành chính. Chính quyền địa phương không có quyền áp đặt việc này vào việc thu tiền trước đó đóng góp.

Theo luật sư Út, nếu cán bộ thôn không xin lỗi gia đình mà tự ý viết đơn xin nghỉ việc thì đó là việc tự mình trừng phạt mình. Và nếu hộ gia đình bà Thu cảm thấy cán bộ thôn xâm phạm uy tín, danh dự nhân phẩm thì có quyền kiện ra tòa để cán bộ thôn buộc phải xin lỗi.

Như VTC News đã đưa tin, bà Nguyễn Thị Thu (trú thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa) phản ánh,  trong lúc tổ chức cưới vợ cho con trai, xe rước dâu của gia đình bà bị nhiều cán bộ thôn ra chặn xe. 

Sau đó, lãnh đạo thôn yêu cầu ký vào biên bản mới cho xe đi. Vì trước đó, gia đình bà Thu đóng thiếu 3 triệu đồng tiền góp làm đường bê tông nông thôn và nhiều lần khất lần việc trả tiền.

Ngay sau sự việc xảy ra, ông Trịnh Lâm Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa) cho biết, sẽ tiến hành tố chức họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm và yêu cầu cán bộ thôn liên hệ với gia đình bà Thu thông cảm về sự việc đã xảy ra.

Video: Trưởng thôn tự ý bán đường của dân cho người khác xây nhà

Thanh Hải
Bình luận
vtcnews.vn