(VTC News)- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam đã gửi kiến nghị trực tiếp lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vừa qua, ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có công văn gửi trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị về một số vấn đề liên quan đến sự tồn vong của hệ thống các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ ngoài công lập.
GS.TS Trần Hồng Quân, chủ tịch hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã nhấn mạnh vai trò của hệ thống các trường này trong nền giáo dục nước nhà.
Lãnh đạo hiệp hội này cho biết, tuy nhiều lần gửi kiến nghị lên Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nhưng không được giải quyết một cách hợp lý.
Vì vậy, lần này lãnh đạo hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã gửi kiến nghị trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét.
Công văn kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã nêu ra 3 vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn vong của toàn bộ hệ thống.
Về thi và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh.
Theo đó, các “cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển” (mục 2. Điều 34 Luật GDĐH).
Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ĐH ngoài công lập, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 14, Nghị định 69 của Chính phủ và các văn bản có liên quan, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm.
Đồng thời cần tổ chức nghiên cứu những bài học thành công về phát triển giáo dục ĐH ngoài công lập của Hàn Quốc, Malaysia, Singapore để vận dụng sáng tạo.
Hiệp hội xin được gặp và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng một số nội dung khẩn cấp khác liên quan vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã cả một hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập với bao công sức, tâm huyết gây dựng hơn 20 năm qua.
Hiện nay, cả nước có 81 trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã tạo nên và góp phần tạo nên diện mạo mới của nền giáo dục nước nhà. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người.
Tuy nhiên, các trường đang gặp khó khăn lớn vì chính sách đã khiến các trường này chỉ tuyển được 14% số sinh viên.
Lãnh đạo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết, nếu không có những chính sách thay đổi kịp thời sẽ sẽ có hàng loạt trường phải đóng cửa, phá sản. Điều này sẽ đi ngược lại với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước.
Trước kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam - Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Bộ GD-ĐT làm việc với hiệp hội thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Ngày 3/2/2013, Văn phòng Chính phủ có công văn trả lời kiến nghị của hiệp hội.
Công văn do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định ký truyền đạt lại chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau: Giao Bộ GD-ĐT làm việc trực tiếp với Hiệp hội để trao đổi về các đề nghị của Hiệp hội và thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Đồng thời, giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15/3/2013.
Vừa qua, ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có công văn gửi trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị về một số vấn đề liên quan đến sự tồn vong của hệ thống các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ ngoài công lập.
GS.TS Trần Hồng Quân, chủ tịch hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã nhấn mạnh vai trò của hệ thống các trường này trong nền giáo dục nước nhà.
Lãnh đạo hiệp hội này cho biết, tuy nhiều lần gửi kiến nghị lên Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nhưng không được giải quyết một cách hợp lý.
Vì vậy, lần này lãnh đạo hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã gửi kiến nghị trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét.
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng chính sách về tuyển sinh trong những năm gần đây khiến các trường này không tuyển được thí sinh (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Công văn kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã nêu ra 3 vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn vong của toàn bộ hệ thống.
Về thi và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh.
Theo đó, các “cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển” (mục 2. Điều 34 Luật GDĐH).
Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ĐH ngoài công lập, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 14, Nghị định 69 của Chính phủ và các văn bản có liên quan, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm.
Đồng thời cần tổ chức nghiên cứu những bài học thành công về phát triển giáo dục ĐH ngoài công lập của Hàn Quốc, Malaysia, Singapore để vận dụng sáng tạo.
Hiệp hội xin được gặp và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng một số nội dung khẩn cấp khác liên quan vấn đề tồn tại, phát triển hay tan rã cả một hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập với bao công sức, tâm huyết gây dựng hơn 20 năm qua.
Hiện nay, cả nước có 81 trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã tạo nên và góp phần tạo nên diện mạo mới của nền giáo dục nước nhà. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã thu hút nguồn lực to lớn từ xã hội đầu tư cho giáo dục, tạo thêm cơ hội được học tập và tạo việc làm cho hàng chục vạn người.
Tuy nhiên, các trường đang gặp khó khăn lớn vì chính sách đã khiến các trường này chỉ tuyển được 14% số sinh viên.
Lãnh đạo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết, nếu không có những chính sách thay đổi kịp thời sẽ sẽ có hàng loạt trường phải đóng cửa, phá sản. Điều này sẽ đi ngược lại với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước.
Trước kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam - Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Bộ GD-ĐT làm việc với hiệp hội thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Ngày 3/2/2013, Văn phòng Chính phủ có công văn trả lời kiến nghị của hiệp hội.
Công văn do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định ký truyền đạt lại chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau: Giao Bộ GD-ĐT làm việc trực tiếp với Hiệp hội để trao đổi về các đề nghị của Hiệp hội và thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Đồng thời, giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, báo cáo trước ngày 15/3/2013.
Phạm Thịnh
Bình luận