Tất cả học sinh 15 tuổi của 3 trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội đã được chọn để tham gia khảo sát thử nghiệm chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA năm 2015.
Thực hiện chỉ thị của Cục khảo thí và kiểm định chất lương, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu hiệu trưởng một số trường dân lập cung cấp danh sách học sinh độ tuổi 15 được chọn khảo sát thử nghiệm PISA 2015.
Chương trình đã chon 2 trường chính thức là THPT Đào Duy Từ, Ngô Tất Tố và dự phòng là PTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm. Điểm đáng lưu ý, tất cả các trường được chọn đều thuộc hệ ngoài công lập.
Các cơ sở giáo dục này phải lập danh sách toàn bộ học sinh độ tuổi 15 (có ngày sinh từ 1/1/1998 đến 31/12/1998) để gửi về PISA Việt Nam.
PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
Chương trình được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong 15 tuổi - thời điểm kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
Ngày 3/12/2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố kết quả kỳ thi của PISA giai đoạn 2012. Đây là kỳ đánh giá thứ 5 của PISA nhưng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Theo khảo sát này, Việt Nam đạt được thứ bậc khá cao tiêu biểu Toán học đứng thứ 17/65. Điểm trung bình của OECD (Mean Score) là 494 đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của học sinh còn cao hơn nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ.
Tháng 4, Việt Nam sẽ tổ chức khảo sát thí nghiệm. Sau một năm (tháng 5/2015), PISA Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát chính thức.
Theo An Hoàng/ Zing
Thực hiện chỉ thị của Cục khảo thí và kiểm định chất lương, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu hiệu trưởng một số trường dân lập cung cấp danh sách học sinh độ tuổi 15 được chọn khảo sát thử nghiệm PISA 2015.
Chương trình đã chon 2 trường chính thức là THPT Đào Duy Từ, Ngô Tất Tố và dự phòng là PTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm. Điểm đáng lưu ý, tất cả các trường được chọn đều thuộc hệ ngoài công lập.
Các cơ sở giáo dục này phải lập danh sách toàn bộ học sinh độ tuổi 15 (có ngày sinh từ 1/1/1998 đến 31/12/1998) để gửi về PISA Việt Nam.
Học sinh trường THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) - Ảnh: website thptdaoduytu.vn. |
PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
Chương trình được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong 15 tuổi - thời điểm kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
Ngày 3/12/2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố kết quả kỳ thi của PISA giai đoạn 2012. Đây là kỳ đánh giá thứ 5 của PISA nhưng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Theo khảo sát này, Việt Nam đạt được thứ bậc khá cao tiêu biểu Toán học đứng thứ 17/65. Điểm trung bình của OECD (Mean Score) là 494 đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của học sinh còn cao hơn nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ.
Tháng 4, Việt Nam sẽ tổ chức khảo sát thí nghiệm. Sau một năm (tháng 5/2015), PISA Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát chính thức.
Theo An Hoàng/ Zing
Bình luận