Những mâu thuẫn ở Trường THPT Đăng Khoa, TP HCM tưởng chừng chỉ là vấn đề nội bộ khi một thành viên góp vốn niêm phong phòng kế toán - tài vụ và thuê bảo vệ chuyên nghiệp cấm cửa nhân viên phòng này vào trường làm việc. Nhưng khi tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy mâu thuẫn này đã tác động đến nhiều hoạt động của trường, đặc biệt là dạy và học.
Không có kế hoạch thi cử cho học sinh lớp 12
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành ngày 28-3-2011 đã quy định: Mỗi trường THPT có hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng; nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ.
Thế nhưng nhiều năm nay, Trường THPT Đăng Khoa hoạt động mà không có ban giám hiệu (gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng). “Ban giám hiệu” của trường này thực tế chỉ có một hiệu trưởng là ông Lê Trọng Chì, người đã hết nhiệm kỳ từ tháng 2-2014.
Cô N., một giáo viên có nhiều năm gắn bó với trường, cho biết nhiều năm nay, cô chứng kiến Trường THPT Đăng Khoa không có các phó hiệu trưởng, đặc biệt là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. “Hoạt động chuyên môn do các tổ bộ môn tự chủ động nhưng rất khó khăn do không có phó hiệu trưởng phụ trách, phòng giáo vụ chỉ lo xếp lịch dạy, lịch thi…” - cô N. nói.
Theo cô N., thời điểm này, học sinh các cấp đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kỳ I năm học 2014-2015. Đối với học sinh khối 12, chỉ còn một học kỳ nữa các em sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ở nhiều trường THPT khác, ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch đặc biệt cho học sinh khối 12 nhưng Trường THPT Đăng Khoa vẫn chưa động tĩnh gì.
Trước thông tin phản ánh, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết năm 2011, Công đoàn ngành giáo dục có kiểm tra và đề nghị trường bổ sung các phó hiệu trưởng để sở xem xét công nhận nhưng từ đó đến nay, trường không giới thiệu người nào.
Có thể chuyển học sinh sang trường khác
“Trong vòng 2 tháng tới, nếu Trường THPT Đăng Khoa không ổn định tình hình, không hình thành được bộ máy hoạt động thì Sở GD-ĐT sẽ rút giấy phép, đồng thời chuyển học sinh sang trường khác” - ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng Phòng Quản lý trường ngoài công lập của Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết. Theo ông Khoa, ngoài việc không có ban giám hiệu, HĐQT Trường THPT Đăng Khoa cũng đã hết nhiệm kỳ.
Sáng 9/12, làm việc với 4 thành viên góp vốn về biện pháp ổn định Trường THPT Đăng Khoa, ông Khoa đã yêu cầu các thành viên gác lại những bất đồng, thống nhất bầu HĐQT khóa mới, bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng để Sở GD-ĐT TP xem xét công nhận.
“Trước mắt, nhằm ổn định tình hình, Sở GD-ĐT yêu cầu trường phải để nhân viên phòng kế toán - tài vụ vào làm việc. Yêu cầu các cá nhân, tổ chức không thuộc trường như luật sư, thừa phát lại, bảo vệ chuyên nghiệp… phải ra khỏi trường. Những yêu cầu này phải được thực hiện ngay lập tức” - ông Khoa nói và cho biết theo đề nghị của các thành viên góp vốn, tới đây, Sở GD-ĐT sẽ mời kiểm toán độc lập về trường để kiểm toán. Kết quả kiểm toán do các bên tự mời về (nếu có) sẽ không được công nhận.
Theo Huy Lân/ NLĐ
Không có kế hoạch thi cử cho học sinh lớp 12
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành ngày 28-3-2011 đã quy định: Mỗi trường THPT có hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng; nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ.
Thế nhưng nhiều năm nay, Trường THPT Đăng Khoa hoạt động mà không có ban giám hiệu (gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng). “Ban giám hiệu” của trường này thực tế chỉ có một hiệu trưởng là ông Lê Trọng Chì, người đã hết nhiệm kỳ từ tháng 2-2014.
Trường THPT Đăng Khoa hiện không có ban giám hiệu và mâu thuẫn nội bộ gay gắt |
Theo cô N., thời điểm này, học sinh các cấp đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kỳ I năm học 2014-2015. Đối với học sinh khối 12, chỉ còn một học kỳ nữa các em sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ở nhiều trường THPT khác, ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch đặc biệt cho học sinh khối 12 nhưng Trường THPT Đăng Khoa vẫn chưa động tĩnh gì.
Trước thông tin phản ánh, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết năm 2011, Công đoàn ngành giáo dục có kiểm tra và đề nghị trường bổ sung các phó hiệu trưởng để sở xem xét công nhận nhưng từ đó đến nay, trường không giới thiệu người nào.
Có thể chuyển học sinh sang trường khác
“Trong vòng 2 tháng tới, nếu Trường THPT Đăng Khoa không ổn định tình hình, không hình thành được bộ máy hoạt động thì Sở GD-ĐT sẽ rút giấy phép, đồng thời chuyển học sinh sang trường khác” - ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng Phòng Quản lý trường ngoài công lập của Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết. Theo ông Khoa, ngoài việc không có ban giám hiệu, HĐQT Trường THPT Đăng Khoa cũng đã hết nhiệm kỳ.
Sáng 9/12, làm việc với 4 thành viên góp vốn về biện pháp ổn định Trường THPT Đăng Khoa, ông Khoa đã yêu cầu các thành viên gác lại những bất đồng, thống nhất bầu HĐQT khóa mới, bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng để Sở GD-ĐT TP xem xét công nhận.
“Trước mắt, nhằm ổn định tình hình, Sở GD-ĐT yêu cầu trường phải để nhân viên phòng kế toán - tài vụ vào làm việc. Yêu cầu các cá nhân, tổ chức không thuộc trường như luật sư, thừa phát lại, bảo vệ chuyên nghiệp… phải ra khỏi trường. Những yêu cầu này phải được thực hiện ngay lập tức” - ông Khoa nói và cho biết theo đề nghị của các thành viên góp vốn, tới đây, Sở GD-ĐT sẽ mời kiểm toán độc lập về trường để kiểm toán. Kết quả kiểm toán do các bên tự mời về (nếu có) sẽ không được công nhận.
Theo Huy Lân/ NLĐ
Bình luận