• Zalo

Trường hợp sốt như thế nào cần đưa trẻ đi xét nghiệm máu?

Sức khỏeThứ Năm, 10/11/2016 06:44:00 +07:00Google News

Thời điểm vào mùa mưa, sản sinh ra nhiều muỗi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm máu khi có dấu hiệu bệnh, vì tốc độ lây lan bệnh rất nhanh và có thể gây tử vong cao.

Bệnh có xu hướng gia tăng

Bác sĩ Trần Thị Kim Vân – Điều trị khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết: “Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng có tên Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành.

Bệnh lưu hành quanh năm nhưng đỉnh điểm vào mùa mưa. Bởi, mùa mưa là thời điểm muỗi vằn hoàn hoành, sinh sôi nảy nở nhiều. Thường đậu những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, quần áo,…”

095722_sot-xuat-huyet

 Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng cao. Ảnh minh họa

Cũng theo bác sĩ Vân, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng những năm gần đây số người lớn mắc bệnh cũng tăng cao và có khả năng bộc phát thành dịch.

Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, trong tháng 10, bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú khoảng 1.071 bệnh nhi và nội trú là 458.

Có thể nói, bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng nên các bậc phụ huynh không lơ là với con trẻ trong thời điểm mùa mưa. Bởi, bệnh có thể gây ra tử vong cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chủng ngừa.

Phụ huynh cần đưa bệnh nhi xét nghiệm máu

Theo bác sĩ Vân, bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện như sốt cao đột ngột liên tục 3 đến 7 ngày, buồn nôn, đau bụng.

Sau vài ngày, người bệnh sẽ có dấu hiệu phát ban, xuất huyết theo nhiều dạng khác nhau như chảy máu cam, đốm xuất huyết dưới da (thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng,…), đi tiểu ra máu, lừ đừ, mệt mỏi và gan to.

Một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Tất cả những trường hợp trên, trẻ phải nhập viện cấp cứu ngay để bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu và có thể kịp thời chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn.

1444221518-1444221468-benh-nhi

Trẻ em nhập viện ngày một đông. Ảnh: Minh họa. 

Bác sĩ Vân nhấn mạnh: “Nhiều gia đình chủ quan để trẻ ở nhà tự điều trị, đến khi bệnh phát nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn tri giác và tổn thương đa cơ quan.

Biến chứng thường gặp và cũng là nguyên nhân gây ra tử vong cao là thoái huyết tương sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màn phổi, bụng to, cổ trướng. Vì thế, người nhà cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi thường xuyên”.

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết khi ở thời điểm mùa mưa, gia đình cần tránh muỗi đốt bằng nhiều cách như ngủ mùng, diệt lăng quăng, phát quang môi trường, mặc áo quần dài. Và đặc biệt, phụ huynh cần sử dụng bình xịt côn trùng, nhang trừ muỗi hay bộ xông đuổi muỗi để phòng bệnh cho trẻ.

Các thực phẩm người bệnh nên và không ăn

Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của trẻ bị giảm và năng lượng bị tiêu hao nhiều.Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bổ sung có thể làm người bệnh có thể sốt cao hơn và gây nguy hiểm cho tính mạng.

sot-xuat-huyet-o-tre-em

 Ảnh: Minh họa.

Bác sĩ Vân cho biết: “Người bệnh không nên ăn những thực phẩm sẫm màu như trắng, đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Vì sử dụng thực phẩm có những màu này, bác sĩ sẽ dễ bị nhầm lẫn khi người bệnh có triệu chứng chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói.

Ngoài ra, gia đình không nên cho trẻ ăn đồ cay như gừng, ớt, mù tạt,…sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể và khiến cho người bệnh nặng hơn”.

Theo bác sĩ Vân, người bị sốt xuất huyết cần tránh xa những loại thực phẩm có đường. Bởi, lượng đường vào cơ thể quá nhiều, các tế bào trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên uống nhiều trà sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể ở người bệnh.  

tre-bi-sot-xuat-huyet-can-lam-gi-dau-hieu-trieu-chung-hinh-anh2

 Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Minh họa.

“Trẻ em bị sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút giúp phục hồi nhanh chóng”, bác sĩ Vân chia sẻ.

Bác sĩ Vân tư vấn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường chán ăn, mệt mỏi, hay ói, đau bụng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu. Không nhất thiết bắt trẻ chỉ ăn cháo, có thể ăn súp, nui, mì…

Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.

“Để phòng tránh, phụ huynh nên cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng”, bác sĩ Vân cho biết thêm.

Video: Cảnh báo tình trạng bệnh nhân bị viêm da do độc tố của kiến ba khoang       

Cao Khẩm
Bình luận
vtcnews.vn