• Zalo

Trùng trùng "kế sách" cứu Cụ rùa

Bạn đọc viếtThứ Ba, 01/03/2011 01:00:00 +07:00Google News

(VTC News) – Cụ rùa không của riêng Hồ Gươm hay Hà Nội, cứu cụ rùa cũng không phải việc riêng cơ quan chức năng.

(VTC News) – Cụ rùa không của riêng Hồ Gươm hay Hà Nội, cứu cụ rùa cũng không phải việc riêng cơ quan chức năng. Không ngạc nhiên khi chỉ trong vài ngày phát động, đã có trùng trùng ý kiến gửi về bàn cách giải cứu rùa Hồ Gươm.

 

Hồ Hữu Lộc, huuloc169@***:

 

Tại sao không chọn 1 nơi hồ có lòng nước sâu rồi làm 1 bè như bè cá người ta nuôi cá ngoài sông ấy, rồi lập 1 trạm theo dõi tình hình sức khỏe cụ ngay tại hồ (vì cụ đã quen sống dước dòng nước như thế rồi). Song song việc theo dõi chữa bệnh cho cụ, ta cũng nên cho tiến hành nạo vét lòng hồ, tiến hành đánh bắt rùa tay đỏ, rải vôi xuống đáy hồ tại lại môi trường sinh thái cho hồ. Khi nguồn nước đã ổn định và nếu bệnh của cụ tiến triển tốt thì thả cụ ra hồ là xong thôi...

 

Giao cho 1 bác nông dân nhiều năm kinh nghiệm làm chủ dự án này cũng còn có khả quan hơn là cứ để cụ cứ chết dần chết mòn... Thấy nhà người ta cháy rồi mới đem ra bàn phương pháp chữa cháy thì bàn xong thì có nước ra hốt tro mang đổ thôi....

 

Hoang Nam Linh, [email protected]: Tội cho cụ rùa quá!

 

Đọc qua các bài báo viết về cụ rùa, tôi cảm thấy vô cùng bức xúc về cách làm việc của các nhà khoa học nước ta. Trước 1 tình cảnh như dầu sôi lửa bỏng thế này mà cứ bàn rồi họp cuối cùng thì sao? Huề cả làng, chả có 1 phương án nào đưa ra để mà hành động nhanh chóng cứu cụ rùa.

 

Người dân vô cùng quan tâm đến sức khỏe cũng như hình ảnh của cụ Rùa, và nên nhớ hồ Gươm chỉ còn duy nhất 1 cụ Rùa thôi. Có lẽ thế hệ sau này muốn xem cụ rùa thì chỉ còn được xem mấy bộ xương trong đền Ngọc Sơn thôi. Vẫn biết là 1 loài vật dù là loài có tuổi thô vô địch như rùa thì vẫn phải chết, nhưng còn nước thì vẫn cố tát - đó không chỉ là 1 con rùa mai mềm bình thường nữa mà là 1 biểu tượng, 1 linh vật còn sống duy nhất của VN. Trong tứ linh Long Ly Quy Phụng thì Cụ rùa là 1 trong tứ linh, luôn có vị trí lớn trong tâm linh của người dân VN. Vậy mà ngày hôm nay xót xa trước những hình ảnh của cụ mà các nhà khoa học thì cứ họp rồi bàn đến ngày giờ này vẫn chả có 1 cái phương án nào hết.

 

Theo tôi thấy việc cần kíp bây giờ là nên chữa trị + chăm sóc sức khỏe cho cụ bằng cách rải thức ăn và thuê thợ lăn trục vớt cụ đem lên bờ và đem về 1 nơi nào đó để chăm sóc. Khi cụ đã khỏe hẳn thì thả cụ trở về hồ, cái cách này thế giới họ đều làm như vậy để cứu các động vật bị thương mà.

 

Còn việc chữa trị cho cụ thì các bác sĩ VN làm không được thì nhờ các nhà chuyên gia về loài rùa mai mềm trên thế giới về mà chữa chạy. Tôi thiết nghĩ loài rùa mai mềm là 1 loài quý hiếm và hơn hết là vị trí đặc biệt của cụ rùa thì nhiều chuyên gia sẽ sẵn sàng đến và giúp đỡ chúng ta thôi.

 

Thương cho cụ rùa quá. 

 

Hoàng Việt Cường, quoccuongautopart@***: Vét bùn Hồ Gươm

 

Tuy tôi không phải người sinh ra ở Thủ đô, nhưng đã từ lâu khi đi ngắm cảnh Hồ Gươm tôi tự hỏi, nếu xét trên khía cạnh diện tích thì HHK chẳng khác gì cái ao tù như quê tôi, mà các bạn biết ao tù rất nhiều bùn thối, tôm, cua, cá... những sinh vật sống trong HHK không thể sinh sống được...

 

Một câu hỏi là tại sao một nơi linh thiêng, nổi tiếng về nhiều mặt mà cơ quan chức năng cứ bàn, bàn... và bàn, những biện pháp đưa ra chỉ là lý thuyết. Theo tôi muốn môi trường HHK được trong sạch thì việc đầu tiên nên làm là: Nước phải sâu thì nước mới sạch. Vậy làm thế nào, đơn giản thôi: hút sạch bùn.

 

Và hút kiểu gì, cũng đơn giản như quê tôi mọi người thường dùng bơm hút bùn, vừa rẻ lại không phải bơm hết nước trong hồ. Khoanh vùng hồ vào dưới cái chõ hút bùn làm hàn lưới sắt khoang rộng, khi hút lúc nào cũng túc trực người ở đầu chõ để xử lý tình huống, nhớ là hút bùn thì hút chỗ nào sâu nhất hồ trước vì bùn loãng sẻ chảy xuống chỗ thấp.

 

Như bài trên nói chia ô căng lưới hút bùn phải nói là "chuẩn" và có kinh nghiệm. Nói chung cứ làm đi bàn ít thôi không nhanh cụ rùa mà chết là các ông có tội đây.

 

Sơ đồ công việc: Đo độ sâu à Chọn khu vực sâu nhất àCăng lưới khoanh vùng à Vớt hết que củi, rác to... à Đặt bơm à Hút.

 

Có một biện pháp vừa kinh tế, vừa hiệu quả là làm gói thầu thuê tư nhân làm và ra điều kiện với họ, tôi đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ nhanh chóng.

Tạ Mạnh Hưng, havanoanh@***: Giải pháp đồng bộ cho cụ rùa

 

Làm khoảng 3 - 4 cái phao nhân tạo, mỗi cái khoảng 4 mét vuông (2x2 m) để dụ cụ rùa lên phao nổi. Phao được thả ở các vị trí cụ rùa hay nổi, phao chứa thức ăn hoặc mồi, có hệ thống rào bao quanh có thể điều khiển hệ thống rào nâng lên trên hoặc hạ xuống phía duới mặt phao.

 

Khi cụ rùa lên phao nổi thì điều khiển từ xa, hệ thống rào xung quanh phao nâng lên, cụ rùa sẽ bị giữ trong lồng. Khi đó thì kéo cái bể bơi thông minh nhân tạo khoảng 50 chục mét vuông tiếp cận phao nổi, điều khiển hệ thống rào ở phía phao nổi tiếp xúc với bể thông minh hạ xuống thì cụ rùa phải bò vào bể thông minh thôi, cần gì phải quây bắt cụ.

 

Khi cụ đã vào bể rồi thì kéo bể neo vào tháp rùa, thay nước thuờng xuyên để chữa trị cho cụ rùa, đồng thời cải tạo chất lượng nước hồ, quy hoạch hệ thống nước thải, xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nuớc, hệ thống bơm duy trì mực nước trong hồ, đồng thời vệ sinh đáy hồ mới là giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề và lâu dài được.

 

Nguyễn, napxxx@***: Tháo nước hồ Gươm và vệ sinh tầng đáy

 

Theo tôi, nước hồ Gươm hiện tại đã quá ô nhiễm, đồng thời tầng đáy hồ còn nhiều dị vật, bùn lòng hồ rất dày, kèm theo các hệ thống thoát nước thải vệ sinh cho đền Ngọc Sơn.

 

Hiện tại chúng ta đang cần giải pháp đưa được cụ rùa lên chân tháp Rùa để chữa trị và đồng thời xử lý ô nhiễm nước hồ. Chi phí rất tốn kém và không biết có hiệu quả không, vì theo tôi được biết các cá thể gần như cụ rùa Hồ Gươm rất khỏe và không dễ dàng bắt được. Hoặc nếu được thì cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cụ do tự vệ. Mặt khác chúng ta cũng chưa bao giờ xử lý tầng đáy cho hồ Gươm.

 

Theo quan điểm của tôi, do mực nước hồ Gươm hiện tại xuống thấp, trong lúc Hà Nội đang có giải pháp bơm thêm nước sạch vào nhằm tăng thêm độ sâu mặt nước cho lòng hồ, thì sao chúng ta không dùng giải pháp ngăn hồ để chữa trị cho cụ rùa ở một diện tích nhất định, đồng thời tháo nước trên diện tích còn lại của hồ Gươm để:

 

1. Kiểm tra xử lý các dị vật dưới lòng hồ

 

2. Hút bùn và xử lý tầng đáy

 

3. Làm lại các hệ thống thoát nước thải đền Ngọc Sơn và đường điện cung cấp cho tháp Rùa.

 

4. Bắt triệt để rùa tại đỏ

 

5. Bơm nước mới cho hồ Gươm

 

6. Sau khi đã chữa trị vết thương, cụ rùa được thả vào diện tích đã được xử lý và tiếp tục xử lý phần còn lại của lòng hồ.

 

Bạn nào có ý kiến tham gia cùng đóng góp nhé!

 

Nguyễn Đức Bình, binhknhp@***: Đề xuất giải pháp cứu cụ rùa

 

Có nhiều giải pháp có thể áp dụng để cứu cụ rùa như các độc giả đã đóng góp ý, tuy nhiên theo tôi để sớm cứu cụ rùa mà không phải đưa cụ lên bờ, đảm bảo an toàn cho cụ cũng như cho hiệu quả cao thì có thể áp dụng giải pháp sau:

 

Bước 1: Tạo một bể có diện tích khoảng 100m2, bên trong được bao bọc bởi các loại vật liệu mềm có độ đàn hồi để tránh làm tổn thương cụ, bên dưới đáy bể trang bị túi khí.

 

Bước 2: Đánh chìm bể và đưa cụ rùa vào trong.

 

Bước 3: Bơm khí vào túi khí để bể nổi một phần mặt trên mặt hồ.

 

Bước 4: Bố trí bạt che phủ trên mặt bể để hạn chế ánh nắng chiếu rọi.

 

Bước 5: Rút và thay nước ở trong bể chứa cụ rùa ra (rút và thay nước từ từ, tránh cụ sốc), đồng thời bố trí các trang thiết bị cung cấp dưỡng khí, theo dõi hàm lượng dưỡng chất trong bể nước.

 

Bước 6: Chẩn đoán bệnh và đưa ra các giải pháp điều trị.

 

Bước 7: Tiến hành nạo vét đáy hồ và xử lý môi trường nước hồ. (Có thể thay một phần nước hồ hoặc sử dụng chế phẩm làm sạch môi trường nước tránh sự biến động môi trường sinh thái trong hồ).

 

Bước 8: Sau khi chữa trị cho cụ rùa xong và làm sạch được môi trường nước hồ thì tiến hành trả cụ rùa về hồ theo quy trình ngược lại.

 

phamdanchien@***: Có lẽ phải đóng cửa Thủy Tạ

 

Rõ ràng Cụ bị bệnh tật thế này một phần lớn do nước bị ô nhiễm. Mà nước ô nhiễm rất có thể 1 phần là do nhà hàng Thủy Tạ xả ra.

 

Việc “giải cứu” hồ Gươm và cụ rùa đang được tiến hành những bước đầu tiên, nhưng vẫn rất cần thêm nhiều ý tưởng, sáng kiến để công việc đầy ý nghĩa này triển khai hiệu quả.

Hãy chia sẻ ý kiến, dự án của bạn qua ô thảo luận cuối bài, VTC News sẽ thu thập những ý kiến giá trị và chuyển đến cơ quan chức năng. Trân trọng!

 

Bình luận
vtcnews.vn