Cơ quan Phát triển Công nghiệp Dược phẩm và Hóa học Barzeh, một trong số các mục tiêu của vụ không kích ngày 14/4 của Mỹ, Anh và Pháp, là nơi sản xuất các loại dược phẩm vốn bị thiếu hụt do lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt lên Syria.
“Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Syria bùng nổ, đất nước thiếu rất nhiều loại dược phẩm bởi các lệnh cấm vận của các nước phương Tây. Các công ty nước ngoài ngừng xuất khẩu các loại dược phẩm chất lượng cao tới Syria, đặc biệt là thuốc trị ung thư. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu các loại thuốc trị ung thư tại đây và có 3 loại đang được phát triển”, người đứng đầu cơ sở này cho biết.
Trước mặt báo giới, vị giám đốc này tuyên bố bản thân cùng các đồng nghiệp không thể sống sót khi trở lại cơ sở này sau vụ không kích nếu như tại đó có bất cứ loại vũ khí hóa học nào như cáo buộc do Washington đưa ra.
“Nếu có bất cứ loại vũ khí hóa học nào ở trong tòa nhà này, chúng tôi không thể ở đó được. Tôi và các đồng nghiệp tới đây lúc 5h sáng 14/4. Nếu ở đó có vũ khí hóa học, thì chúng tôi phải đeo mặt nạ và có các biện pháp bảo vệ khác để ở lại đây”, vị chuyên gia này giải thích.
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA cho biết trung tâm nghiên cứu khoa học tại Barzeh, gần thủ đô Damascus của Syria là trung tâm nghiên cứu khoa học đồng thời là trung tâm giáo dục
Ngày 14/4, Mỹ, Anh và Pháp phát động vụ không kích nhằm vào Syria sau cáo buộc chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Douma. Có tổng cộng 103 tên lửa được phóng đi, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo cho biết 71 tên lửa bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ.
Video: Trung tâm nghiên cứu thuốc trị ung thư của Syria tan hoang sau vụ không kích
Bình luận