(VTC News) - Khu trung tâm tổng hợp chính của TP HCM ngoài khu vực trung tâm hiện hữu rộng 930 ha, sẽ mở rộng trung tâm tổng hợp chính sang quận 2 rộng 737 ha với khu đô thị Thủ Thiêm làm trung tâm của khu vực mở rộng.
Về quy hoạch không gian, khu trung tâm hiện hữu 930 ha sẽ được chia thành 5 phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu 1 là khu lõi Trung tâm Thương mại - Tài Chính; Phân khu 2 là khu Trung tâm Văn hóa - Lịch sử; Phân khu 3 là khu bờ Tây sông Sài Gòn; Phân khu 4 là khu thấp tầng; Phân khu 5 là khu lân cận lõi trung tâm.
Định hướng chung ở khu này là tạo sự cân bằng giữa bảo tồn những giá trị cảnh quan lịch sử với phát triển chức năng đô thị mới, phát triển không gian ngầm và mảng xanh, xây dựng hệ thống đường đi bộ...
Còn khu đô thị Thủ Thiêm sẽ là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của trung tâm tổng hợp chính. Khu này sẽ phát triển các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà khu trung tâm 930 ha còn thiếu và hạn chế phát triển.
Tiềm năng từ khu Đông
Xét về lợi thế địa lý, Khu đông TP HCM mà trung tâm là Quận 2 được xem là khu vực sở hữu lợi thế lớn nhất, là xương sống kết nối của TPHCM với các khu vực quan trọng của cả nước.
Phía Đông Bắc là cửa ngõ kết nối TP HCM với Đồng Nai, Bình Dương – hai tỉnh công nghiệp lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, kết nối từ đây để đến thành phố biển du lịch Vũng Tàu và một vùng cảng biển rộng lớn và từ đây kết nối với miền Trung và miền Bắc. Là một trong những vùng đất vàng với nhiều ưu thế vị trí kết nối, TP HCM đã dồn lực phát triển nhiều công trình trọng điểm, tọa nên một diện mạo hoàn toàn khác cho khu vực này.
Hiện cầu Sài Gòn 2 – công trình trọng điểm của TPHCM 2 đang gấp rút hoàn thành và sẽ chính thức hợp long vào tháng 9/2013. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cầu Sài Gòn 2 sẽ góp phần chia tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu vốn đang quá tải và góp phần giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM.
Kết hợp với Xa lộ Hà Nội, tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc TP HCM, nối Thành phố với Biên Hòa - Vũng Tàu và là nơi có lượng xe lưu thông đông đúc nhất trong số các cửa ngõ của TP HCM đã được đưa vào sử dụng sẽ tạo nên tuyến kết nối nhanh chóng, giúp lưu thông dễ dàng từ trung tâm quận 1, Bình Thạnh sang các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.
Ngoài ra, một công trình giao thông đang được chờ đợi nhiều nhất vào thời điểm này là tuyến Metro số 1 (tuyến đường sắt đô thị nối liền Bến Thành-Suối Tiên) cũng đã và đang được triển khai, sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tuyến Metro số 1 hứa hẹn sẽ giảm tải lưu lượng cho Xa lộ Hà Nội.
Bên cạnh những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện, hệ thống giao thông nội bộ khu Đông TP HCM cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, rút ngắn được nhiều thời gian đi lại giữa các quận, huyện, góp phần giảm ách tắc giao thông, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Thu Trang(tổng hợp)
Dự án Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 vừa được Hội đồng nhân dân TP HCM thống nhất thông qua định hướng.
Phát triển các dịch vụ cao cấp
Theo đó, khu trung tâm tổng hợp chính mới của TP HCM sẽ rộng đến 1.667 ha với khu trung tâm hiện hữu 930ha nằm ở bờ Tây sông Sài Gòn và khu đô thị Thủ Thiêm (Quận 2) nằm ở bờ Đông sông Sài Gòn. Hai khu này sẽ kết nối với nhau bằng nhiều cầu và đường hầm vượt sông. Quy mô dân số khu trung tâm tổng hợp chính này đến năm 2020 là gần 400.000 người; trong đó, khu trung tâm hiện hữu 930 ha là 250.000 người và khu đô thị Thủ Thiêm gần 150.000 người.
Trung tâm TP HCM sẽ được mở rộng đến Quận 2 và chức năng chính của khu vực này là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế. Ảnh: imperiaanphu.com |
Định hướng chung ở khu này là tạo sự cân bằng giữa bảo tồn những giá trị cảnh quan lịch sử với phát triển chức năng đô thị mới, phát triển không gian ngầm và mảng xanh, xây dựng hệ thống đường đi bộ...
Còn khu đô thị Thủ Thiêm sẽ là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của trung tâm tổng hợp chính. Khu này sẽ phát triển các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà khu trung tâm 930 ha còn thiếu và hạn chế phát triển.
Tiềm năng từ khu Đông
Xét về lợi thế địa lý, Khu đông TP HCM mà trung tâm là Quận 2 được xem là khu vực sở hữu lợi thế lớn nhất, là xương sống kết nối của TPHCM với các khu vực quan trọng của cả nước.
Phía Đông Bắc là cửa ngõ kết nối TP HCM với Đồng Nai, Bình Dương – hai tỉnh công nghiệp lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, kết nối từ đây để đến thành phố biển du lịch Vũng Tàu và một vùng cảng biển rộng lớn và từ đây kết nối với miền Trung và miền Bắc. Là một trong những vùng đất vàng với nhiều ưu thế vị trí kết nối, TP HCM đã dồn lực phát triển nhiều công trình trọng điểm, tọa nên một diện mạo hoàn toàn khác cho khu vực này.
Khu Đông mà trung tâm là Quận 2 được xem là xương sống kết nối của TP HCM với các khu vực quan trọng của cả nước. Ảnh: ImperiaAnphu.com |
Hiện cầu Sài Gòn 2 – công trình trọng điểm của TPHCM 2 đang gấp rút hoàn thành và sẽ chính thức hợp long vào tháng 9/2013. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cầu Sài Gòn 2 sẽ góp phần chia tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu vốn đang quá tải và góp phần giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM.
Kết hợp với Xa lộ Hà Nội, tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc TP HCM, nối Thành phố với Biên Hòa - Vũng Tàu và là nơi có lượng xe lưu thông đông đúc nhất trong số các cửa ngõ của TP HCM đã được đưa vào sử dụng sẽ tạo nên tuyến kết nối nhanh chóng, giúp lưu thông dễ dàng từ trung tâm quận 1, Bình Thạnh sang các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.
Ngoài ra, một công trình giao thông đang được chờ đợi nhiều nhất vào thời điểm này là tuyến Metro số 1 (tuyến đường sắt đô thị nối liền Bến Thành-Suối Tiên) cũng đã và đang được triển khai, sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tuyến Metro số 1 hứa hẹn sẽ giảm tải lưu lượng cho Xa lộ Hà Nội.
Bên cạnh những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện, hệ thống giao thông nội bộ khu Đông TP HCM cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, rút ngắn được nhiều thời gian đi lại giữa các quận, huyện, góp phần giảm ách tắc giao thông, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.
Thu Trang(tổng hợp)
Bình luận