• Zalo

Trung tâm bảo dưỡng vũ khí có thể xây ở Việt Nam

Thời sựChủ Nhật, 17/08/2014 03:55:00 +07:00Google News

Các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí có thể được xây dựng tại Việt Nam với sự tham gia trực tiếp từ phía Nga.

Các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí có thể được xây dựng tại Việt Nam với sự tham gia trực tiếp từ phía Nga. 

Ngày 15/8, Itar Tass dẫn lời một quan chức của Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống phòng không Nga, nói tại triển lãm vũ khí Oboronexpo 2014 cho biết, Nga đang trong quá trình đàm phán với các nước như Việt Nam, Algeria, Ấn Độ và Trung Quốc nhằm xây dựng trung tâm bảo dưỡng của tập đoàn ở những quốc gia này.

"Thiết lập các trung tâm bảo dưỡng là một đường lối rất quan trọng mà chúng tôi đang tích cực thực hiện. Công ty mong muốn đối tác có thể giúp chúng tôi xây dựng và vận hành những trung tâm như vậy", Vyacheslaw Dzirkaln phó giám đốc công ty nói tại triển lãm.

Đây là một tín hiệu vui cho Việt Nam bởi hiện tại trong lực lượng phòng không Việt Nam có rất nhiều hệ thống tên lửa, pháo phòng không do Liên Xô (cũ) và Nga cung cấp. Đó các loại pháo 23, 37, 57mm và tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10, tầm trung S-125 Pechora, 2K12 Kub, tầm xa S-75 Dvina, S-300.
..
Tập đoàn Almaz-Antey của Nga mong muốn thành lập một trung tâm dịch vụ tên lửa phòng không tại Việt Nam trong tương lai gần. 

Nếu trung tâm bảo dưỡng hệ thống phòng không được mở tại Việt Nam, việc nâng cấp, hiện đại hóa hay sửa chữa hệ thống sẽ được tiến hành nhanh chóng mà không cần phải di chuyển thiết bị qua lại giữa các nước.

Điều đó cũng góp phần nâng cao đáng kể khả năng bảo đảm vũ khí sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng Phòng không Không quân.

Phía Nga đã nhiều lần bày tỏ mong muốn xây dựng trung tâm bảo dưỡng vũ khí cho Việt Nam.

Ngày 15/8, Itar Tass dẫn lời một quan chức của Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống phòng không Nga, nói tại triển lãm vũ khí Oboronexpo 2014 cho biết, Nga đang trong quá trình đàm phán với các nước như Việt Nam, Algeria, Ấn Độ và Trung Quốc nhằm xây dựng trung tâm bảo dưỡng của tập đoàn ở những quốc gia này.

"Thiết lập các trung tâm bảo dưỡng là một đường lối rất quan trọng mà chúng tôi đang tích cực thực hiện. Công ty mong muốn đối tác có thể giúp chúng tôi xây dựng và vận hành những trung tâm như vậy", Vyacheslaw Dzirkaln phó giám đốc công ty nói tại triển lãm.

Đây là một tín hiệu vui cho Việt Nam bởi hiện tại trong lực lượng phòng không Việt Nam có rất nhiều hệ thống tên lửa, pháo phòng không do Liên Xô (cũ) và Nga cung cấp. Đó các loại pháo 23, 37, 57mm và tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10, tầm trung S-125 Pechora, 2K12 Kub, tầm xa S-75 Dvina, S-300...

Nếu trung tâm bảo dưỡng hệ thống phòng không được mở tại Việt Nam, việc nâng cấp, hiện đại hóa hay sửa chữa hệ thống sẽ được tiến hành nhanh chóng mà không cần phải di chuyển thiết bị qua lại giữa các nước.

Điều đó cũng góp phần nâng cao đáng kể khả năng bảo đảm vũ khí sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng Phòng không Không quân.

Phía Nga đã nhiều lần bày tỏ mong muốn xây dựng trung tâm bảo dưỡng vũ khí cho Việt Nam.

Ngay trong báo cáo tài chính của Almaz-Antay về các hoạt động năm 2013 cũng cho biết rằng, Nga và Việt Nam đã đàm phán về việc thành lập trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống phòng không đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại, đoàn Việt Nam đã tỏ ý khá hài lòng về vấn đề này.

Tháng 5 năm nay, Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FS VTS) của Nga, ông Aleksandr Fomin nhắc lại khả năng tổ chức các trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa  tàu ngầm và tàu nổi, máy bay Sukhoi tại Việt Nam "đang được nghiên cứu".

Ông Fomin giải thích rằng, hệ thống bảo dưỡng hậu mãi cho sản phẩm quân dụng đã xuất khẩu ra nước ngoài đang được hình thành không chỉ bằng cách thành lập các xí nghiệp liên doanh về sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí trang bị Nga, mà còn thành lập trên lãnh thổ các khách hàng nước ngoài các trung tâm dịch vụ kỹ thuật tương ứng.

Về phía Việt Nam, tháng 6/2014, hãng thông tấn Itar Tass dẫn lời ông Phạm Xuân Sơn - Đại sứ Việt Nam tại Nga cho biết, hai bên đang tích cực đàm phán để thành lập một liên doanh Nga - Việt chuyên sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng các phương tiện (xe) quân sự và dân sự đặt tại Việt Nam.

Hồi tháng 11/2013, trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam, hai bên cũng đã ký kết một thỏa thuận thành lập một trung tâm duy trì, sửa chữa và bảo dưỡng các tàu ngầm Kilo đặt tại căn cứ Cam Ranh của Việt Nam.

Liên tiếp được đề cập, có lẽ khả năng Việt Nam trở thành trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.

Ngay trong báo cáo tài chính của Almaz-Antay về các hoạt động năm 2013 cũng cho biết rằng, Nga và Việt Nam đã đàm phán về việc thành lập trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống phòng không đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại, đoàn Việt Nam đã tỏ ý khá hài lòng về vấn đề này.

Tháng 5 năm nay, Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FS VTS) của Nga, ông Aleksandr Fomin nhắc lại khả năng tổ chức các trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa  tàu ngầm và tàu nổi, máy bay Sukhoi tại Việt Nam "đang được nghiên cứu".

Ông Fomin giải thích rằng, hệ thống bảo dưỡng hậu mãi cho sản phẩm quân dụng đã xuất khẩu ra nước ngoài đang được hình thành không chỉ bằng cách thành lập các xí nghiệp liên doanh về sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí trang bị Nga, mà còn thành lập trên lãnh thổ các khách hàng nước ngoài các trung tâm dịch vụ kỹ thuật tương ứng.

Về phía Việt Nam, tháng 6/2014, hãng thông tấn Itar Tass dẫn lời ông Phạm Xuân Sơn - Đại sứ Việt Nam tại Nga cho biết, hai bên đang tích cực đàm phán để thành lập một liên doanh Nga - Việt chuyên sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng các phương tiện (xe) quân sự và dân sự đặt tại Việt Nam.

Hồi tháng 11/2013, trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam, hai bên cũng đã ký kết một thỏa thuận thành lập một trung tâm duy trì, sửa chữa và bảo dưỡng các tàu ngầm Kilo đặt tại căn cứ Cam Ranh của Việt Nam.

Liên tiếp được đề cập, có lẽ khả năng Việt Nam trở thành trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.

Theo Đất Việt

Bình luận
vtcnews.vn