(VTC News) – Trước những kế hoạch chinh phục bầu trời đầy tham vọng của Trung quốc, phải chăng đã đến lúc người Mỹ bị ‘vượt mặt’ trong lĩnh vực khám phá vũ trụ và phát triển năng lực quân sự trong không gian?
Hồi đầu tuần, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 9 mang theo 3 phi hành gia. Đây là một phần của dự án thám hiểm không gian 921 được khởi động từ năm 1992. Dự án này đã mất 30 năm chuẩn bị để có được kết quả đầu tiên sau thành công hôm 16/6 vừa qua.
Dự án 921 là sản phẩm của nỗi lo sợ bị tụt hậu về công nghệ không gian của chính quyền Bắc Kinh và bao gồm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: đưa con người lên vũ trụ. Giai đoạn 2 – là giai đoạn Trung Quốc đang thực hiện: tập trung vào việc thử nghiệm các công nghệ cải tiến. Giai đoạn 3: xây dựng một trạm vũ trụ lớn (khoảng 20 tấn, tương đương trạm Skylab của NASA, Mỹ).
Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 9 khiến Mỹ lo ngại sẽ bị 'vượt mặt' trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ vào một ngày không xa |
Ở Trung Quốc, chuyện đưa con người tới một hành tinh nào khác ngoài Trái đất chưa bao giờ là chủ đề cho những cuộc thảo luận.
Thế nhưng, cho tới dạo gần đây, người Trung Quốc đã bắt đầu tính đến chuyện đặt chân lên Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong hệ Mặt trời.
Thế nhưng, cho tới dạo gần đây, người Trung Quốc đã bắt đầu tính đến chuyện đặt chân lên Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong hệ Mặt trời.
Điều này hẳn sẽ khiến những quan chức Mỹ không mấy ‘dễ chịu’ mặc dù nó có thể giúp Bắc Kinh nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa thể tiến xa hơn Mỹ trong không gian nhưng cũng chưa thể nói trước được điều gì.
Cuộc đua giữa họ giống như trong câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, kẻ nhanh chưa chắc đã thắng mà người chậm cũng chưa hẳn sẽ thua.
Cuộc đua giữa họ giống như trong câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, kẻ nhanh chưa chắc đã thắng mà người chậm cũng chưa hẳn sẽ thua.
Suốt thời kỳ Dự án Apollo, Mỹ đã có những bước tiến mau lẹ, hoàn thành nhiều sứ mệnh khó khăn trong vũ trụ và đạt được khát vọng chạm tới Mặt trăng.
Trong khi đó, cứ 2 năm Trung Quốc mới khó nhọc thực hiện xong một nhiệm vụ và phải mất khoảng thời gian rất lâu mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong khi đó, cứ 2 năm Trung Quốc mới khó nhọc thực hiện xong một nhiệm vụ và phải mất khoảng thời gian rất lâu mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra.
Chỉ có điều, một yếu tố mà Bắc Kinh có thừa nhưng Washington lại thiếu – yếu tố giúp Trung Quốc giành lợi thế trên lộ trình dài – đó là sự kiên trì.
Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu 9 trước khi rời bệ phóng |
Mặc dù vậy, con đường mà Trung Quốc đang đi vẫn còn nhiều chướng ngại vật cần phải vượt qua. Việc xây dựng một trạm vũ trụ đòi hỏi phương tiện mang hạng nặng tối tân trong khi hệ thống Long March 5 vẫn còn đang trong giai đoạn nâng cấp và chưa sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, tham vọng chinh phục không gian của Trung Quốc cũng không thể trở thành hiện thực nếu không có nguồn ngân quỹ đủ lớn mặc dù thời gian qua Bắc Kinh đã chịu chi hàng tỉ đô cho các dự án ngoài vũ trụ.
Trong khi đó, Mỹ chỉ cần tiếp tục tiến về phía trước và duy trì một tốc độ ổn định. Quyết định của chính quyền Tổng thống Obama về việc chuyển khéo các chương trình vũ trụ dân sự sang hạng mục có đầu tư tư nhân là một quết định sáng suốt.
Bởi lẽ nguồn ngân sách chính phủ không bao giờ có thể đảm bảo cho một cuộc hành trình thám hiểm không gian toàn diện với quy mô ngày càng lớn.
Bởi lẽ nguồn ngân sách chính phủ không bao giờ có thể đảm bảo cho một cuộc hành trình thám hiểm không gian toàn diện với quy mô ngày càng lớn.
Việc sử dụng bộ đôi tàu vũ trụ Flacon 9 và Dragon để tiếp tế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chứng tỏ nếu hạng mục tư nhân có thể giải quyết các nhu cầu thấp trong quỹ đạo Trái đất thì NASA sẽ có điều kiện tập trung nguồn quỹ cho các mục tiêu thám hiểm mới ở khoảng cách xa hơn.
Tuy nhiên, như đã nói, kiên nhẫn không phải đức tính nổi bật của người Mỹ. Điều này khiến họ có vẻ yếu thể hơn trong những cuộc đua dài hơi và vì vậy Trung Quốc cũng có quyền hy vọng.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) |
Mặt khác, tính phức tạp là bản chất của công nghệ vũ trụ - ngành công nghệ phục vụ cả mục đích dân sự lẫn quân sự mà đôi khi hai mục đích ấy rất khó phân biệt.
Trên thực tế, Mỹ hoàn toàn có thể xác định được loại công nghệ mà Trung quốc đang áp dụng nhưng lại không thể biết chắc được Bắc Kinh đang thực sự hướng tới điều gì trong không gian rộng lớn ngoài Trái đất.
Mặc dù vậy, với một cái nhìn khách quan và lâu dài, cách tốt nhất để Mỹ có thể ngăn không cho viễn cảnh Trung Quốc ‘đăng quang’ trở thành hiện thực là phải thuyết phục được ‘đối thủ đáng gờm' này chịu hợp tác để cùng phát triển thay vì ‘mạnh ai người ấy đi’.
Hạ Giang
Bình luận