Theo WSJ, ít nhất 86 người Trung Quốc trải qua quá trình sửa đổi gen này.
Thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc diễn ra năm 2015, khi các nhà nghiên cứu loại bỏ một số tế bào của 36 bệnh nhân mắc các bệnh ung thư như thận, phổi, gan và vòm họng để chỉnh sửa một cách chọn lọc ADN rồi cấy chúng lại cơ thể nhằm chiến đấu với ung thư.
Các bác sĩ Trung Quốc cho biết, trong khi một số bệnh nhân cho thấy dấu hiệu cải thiện thì ít nhất 15 trong số 86 bệnh nhân qua đời vì bệnh của họ.
Nhóm 18 bệnh nhân ung thư đầu tiên ở Mỹ cũng được dự kiến thử nghiệm một quá trình tương tự với các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania. Mục đích chính của nhóm nghiên cứu này là xác định độ an toàn của CRISPR – phương pháp cho phép xác định các đoạn mã gen và sửa ADN tại vị trí chính xác.
Theo Quỹ khoa học tự nhiên Mỹ, Mỹ vẫn dẫn đầu trong một số phương pháp khoa học và công nghệ nhưng giảm ở một số lĩnh vực quan trọng.
“Xu hướng này làm dấy lên lo ngại về tác động với nền kinh tế và lao động cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", Maria Zuber, chủ tịch Hội đồng Khoa học tự nhiên tại Viện công nghệ Massachusetts cho biết.
Bình luận