(VTC News) - Những bằng chứng, hình ảnh rõ ràng trong phóng sự truyền hình của VTV dưới đây cho thấy, Trung Quốc hiểu rõ họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Kể cả trong giai đoạn có nhiều biến động về phân chia lãnh thổ của thế giới, những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này tiếp tục được thừa nhận trong các hội nghị quốc tế có liên quan.
Các văn kiện và tuyên bố của các hội nghị quốc tế liên quan tới Việt Nam: Tuyên bố Cairo tháng 11/1943; Hội nghị Postdam tháng 7/1945; Hội nghị San Francisco tháng 9/1951; Tuyên bố Hội nghị Geneva năm 1954… đều thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video: Trung Quốc hiểu rất rõ, họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa
VTV
Trở lại với lịch sử trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng với cuộc đấu tranh chống phát-xít của nhân loại yêu hòa bình là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của những dân tộc bị áp bức, số phận của các dân tộc nhỏ bé như Việt Nam cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của mình trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngay cả lúc đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vẫn luôn được mặc nhiên thừa nhận là một phần của Việt Nam.
Tuyên bố Cairo tháng 11/1943
Tuyên bố Cairo tháng 11/1943 nêu rõ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì Hội nghị ba bên Anh - Mỹ - Trung (lúc đó đại diện của Trung Quốc là chính quyền Tưởng Giới Thạch) đã họp và ra một bản tuyên bố tại Cairo, Ai Cập rằng "Nhật Bản phải trả lại tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm đóng, từ khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa".
Trong tuyên bố này, như vậy không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một phần lãnh thổ của Trung Quốc mà Nhật phải trao trả lại.
Hội nghị Postdam tháng 7/1945
Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, các nước lại một lần nữa ra tuyên ngôn khẳng định sẽ thi hành các điều khoản của tuyên bố Cairo, đó là tại Hội nghị Postdam tháng 7/1945.
Hội nghị San Francisco tháng 9/1951
Một dấu mốc quan trọng, rõ ràng thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Hội nghị San Francisco tháng 9/1951.
51 quốc gia tham dự hội nghị này đã bàn về việc ký Hòa ước với Nhật Bản và thống nhất các vùng lãnh thổ mà Nhật phải trả lại sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong đó, điều 2, chương II của hòa ước, phần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tách ra một khoảng riêng biệt, không cùng một điều khoản với vùng lãnh thổ Bành Hồ và Đài Loan mà Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc.
Một điểm quan trọng nữa, 46/51 nước tham gia hội nghị không chấp thuận đề nghị bổ sung rằng Nhật Bản công nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với các vùng lãnh thổ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Tại đây, trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên Hợp Quốc, trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có đoạn như sau: "Vì cần phải dứt khoát tận dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
Trích tuyên bố của đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị San Francisco (1951) |
Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của Hội nghị và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự, không có phái đoàn nào phản đối hay bảo lưu với tuyên bố này.
Hội nghị Geneva năm 1954
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi tiếp quản từ phía Nhật Bản, Pháp đã có mặt trở lại trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quản lý hai quần đảo này cho đến khi chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam khi rút khỏi Đông Dương.
Đây cũng là mốc thời gian quan trọng, được đánh dấu bởi Hội nghị Geneva năm 1954, đúng 60 năm về trước. Theo Hiệp định Geneva về hòa bình ở Đông Dương, khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị Geneva 1954, biết rất rõ điều đó. Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế hội nghị đó.
Ngày 21/7/1954, tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương được thông qua. Hội nghị với sự tham gia của 9 bên, trong đó có Trung Quốc, khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cả hiệp định Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam.
Nhìn trên bản đồ, theo điều 4 của Hiệp định Đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Hội nghị Geneva thì phía Bắc vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phía Nam vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Cộng hòa. Sau khí Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố, khẳng định chủ quyền và có hành vi thực thi chủ quyền với hai quần đảo này.
Cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, chuyên gia nghiên cứu Lịch sử ngoại giao |
Trung Quốc biết rõ Hoàng Sa của VN
Là một nước tham gia Hội nghị Geneva năm 1954, Trung Quốc biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải có trách nhiệm tôn trọng các văn bản quốc tế của Hội nghị.
Tuy nhiên, năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc dùng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia.
|
Tuyên bố của Hội nghị Geneva là căn cứ pháp lý cao nhất. Trong thế kỷ 20, không có hiệp định nào cao hơn văn bản này. Là một trong 9 bên tham gia hội nghị, Trung Quốc phải mặc nhiên công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thế nhưng, đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết, hành động của Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988 và gần đây, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận trong các văn bản pháp lý mang tính đa phương, Trung Quốc đang cho thế giới thấy rằng, những gì Trung Quốc nói rất khác những gì Trung Quốc làm.
Thế nhưng, đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết, hành động của Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988 và gần đây, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận trong các văn bản pháp lý mang tính đa phương, Trung Quốc đang cho thế giới thấy rằng, những gì Trung Quốc nói rất khác những gì Trung Quốc làm.
Video vạch trần âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
VTC1
Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, như vậy là vi phạm Hiệp định Geneva. Việt Nam Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này vì hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế đã quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Những thông tin lịch sử này đã được nhắc lại và thông tin lại với báo giới quốc tế trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông vừa qua. Cuộc họp báo này cũng nhắc lại Bị vong lục 12/5/1988 của Trung Quốc, một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là xâm lược không thể sinh ra chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Vậy mà, chính họ đang vi phạm nguyên tắc cơ bản này.
Video: Cận cảnh thủ đoạn tàu Trung Quốc đâm va, tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam
VTV
P.V (TheoVTV)
Bình luận