Động thái này cho thấy Bắc Kinh đang muốn gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát với khu vực tư nhân trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ vẫn đang tiếp tục leo thang.
Không rõ những cái tên nào có mặt trong danh sách này, nhưng ngoài Alibaba, nhà sản xuất ô tô Chiết Giang Geely Automobile là một trong các công ty chào đón sự xuất hiện của quan chức chính phủ thời gian tới.
Alibaba khẳng định kế hoạch này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của họ.
"Chúng tôi hiểu sáng kiến này nhằm mục đích thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu. Đại diện chính phủ sẽ đóng vai trò là cầu nối cho khu vực tư nhân và không can thiệp vào hoạt động của công ty", Alibaba nêu rõ trong thông báo đăng tải mới đây.
Geely chưa lên tiếng về vấn đề này.
Luật pháp Trung Quốc quy định các công ty tư nhân, bao gồm cả các thực thể nước ngoài, phải thành lập các tổ chức đảng chính thức.
Các tổ chức này từng được xem chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các CEO nước ngoài nói rằng họ phải chịu áp lực ngày càng tăng khi được yêu cầu để các thành viên trong tổ chức đảng được linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc cũng tăng cường ảnh hưởng của các tổ chức đảng. Năm 2018, hàng chục ngân hàng Trung Quốc công bố thay đổi các điều khoản để trao thêm quyền cho các tổ chức đảng.
Bình luận