(VTC News)- Chuyên gia lịch sử nói Việt Nam cần tận dụng triệt để bản đồ nhà Thanh Trung Quốc ấn loát làm bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền nước ta.
Sự kiện TS Mai Ngọc Hồng trao tặng bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam đang gây ra sự chú ý của dư luận. Điều đặc biệt, tấm bản đồ này ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
PGS.TS Phạm Xanh (Khoa lịch sử- ĐHQGHN) |
Xung quanh sự kiện quan trọng này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Xanh (Khoa lịch sử, ĐHQGHN) – người nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này nhằm đưa ra một cách nhìn khách quan nhất về lịch sử và chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
- Là một nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc lâu năm, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của sự kiện TS Mai Ngọc Hồng đã cho công bố tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) trong đó chỉ rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam?
- Là một nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc lâu năm, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của sự kiện TS Mai Ngọc Hồng đã cho công bố tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904) trong đó chỉ rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam?
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có năm in đầu tiên dưới thời nhà Thanh là 1904 và tái bản lại năm 1910. Trên tờ bản đồ đó, họ xác định mốc ở phương Nam cuối cùng của lãnh thổ Trung Quốc là ở đảo Hải Nam.
Điều này vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước có chủ quyền ở các hòn đảo ở khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam chúng ta với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Về mặt nghiên cứu Sử học thì tấm bản đồ vừa được công bố có giá trị như thế nào thưa ông?
Tấm bản đồ ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” thể hiện, dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) bản đồ đó được vẽ theo kỹ thuật phương Tây dưới sự chỉ đạo của nhiều ông vua Thanh và sự tham gia của nhiều chuyên gia về bản đồ phương Tây.
Tức là, bản đồ Trung Quốc thời đó đã được vẽ theo kỹ thuật hiện đại lúc bấy giờ. Vì vậy, việc giới hạn điểm cuối cùng phía Nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam là điều cực kỳ quan trọng.
Đó chính là một chứng cứ lịch sử để chúng ta đấu tranh với Trung Quốc hiện nay trong việc phân biệt chủ quyền ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
TS Mai Ngọc Hồng (bên trái) trao tặng bảo tàng lịch sử Việt Nam tấm bản đồ rất có giá trị (Ảnh: CAND) |
- Tấm bản đồ ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do chính Trung Quốc lập ra cách đây hơn 100 năm trước, trong đó không hề nhắc tới hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa trong khi gần đây nước này lại cho thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa”, phải chăng là chính quyền Trung Quốc đang cố lờ đi những chứng cứ lịch sử này?
“ Trước hết chúng ta phải tích cực quảng bá đến nhân dân và các nước trên thế giới về chứng cứ lịch sử này, nhất là đó lại do chính người Trung Quốc xuất bản. Chúng ta cũng cần khẳng định, ranh giới cuối cùng của nước Trung Hoa thời nhà Thanh đến đảo Hải Nam là hết. |
Đặt trong một hoàn cảnh lịch sử mới, nước Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và rất muốn trông cậy vào nguồn tài nguyên hết sức đa dạng và phong phú ở khu vực Biển Đông, mà đặc biệt ở đây là dầu lửa.
Vì tham vọng đó, Trung Quốc hiện nay đã bất chấp những cứ liệu lịch sử mà chính nước họ đã công bố để gây chuyện với các nước láng giềng.
- Như vậy là thời điểm biên soạn bản đồ, chính quyền và các học giả Trung Quốc chưa có biểu hiện chiếm hữu các quần đảo ở Biển Đông?
Tính đến năm 1904 thì Trung Quốc chưa lộ ý muốn chiếm hữu các quần đảo ở Biển Đông, thậm chí đến năm 1910 khi tái bản lần thứ 2 tấm bản đồ.
Chỉ đến năm 1947, Tưởng Giới Thạch cho công bố bản đồ Trung Quốc có 9 đoạn gãy khúc được gọi là đường lưỡi bò. Trung Quốc hiện nay đang muốn hợp thức hóa đoạn hình lưỡi bò đó để chiếm cứ và kiểm soát toàn bộ vùng biển hiện nay chúng ta gọi là Biển Đông.
Tính đến năm 1904 thì Trung Quốc chưa lộ ý muốn chiếm hữu các quần đảo ở Biển Đông, thậm chí đến năm 1910 khi tái bản lần thứ 2 tấm bản đồ.
Chỉ đến năm 1947, Tưởng Giới Thạch cho công bố bản đồ Trung Quốc có 9 đoạn gãy khúc được gọi là đường lưỡi bò. Trung Quốc hiện nay đang muốn hợp thức hóa đoạn hình lưỡi bò đó để chiếm cứ và kiểm soát toàn bộ vùng biển hiện nay chúng ta gọi là Biển Đông.
- Bên cạnh tấm bản đồ mới được công bố thì chúng ta có những tài liệu nào khẳng định chủ quyền của quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, thưa ông?
Chúng ta có rất nhiều tài liệu chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thời các chúa Nguyễn, chúng ta đã có các đội tàu Hoàng Sa, Bắc Hải ra để khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Năm 1816, vua Gia Long đã cho cắm mốc khẳng định chủ quyền của chúng ta trên quần đảo Hoàng Sa.
Trong cuốn “Phù biên tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã có một đoạn rất dài nói về đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa xuất phát từ đảo Lý Sơn ra vùng biển này để đánh bắt hải sản, lượm nhặt của cải do tàu đắm về dâng nộp cho các chúa Nguyễn. Những việc đó đã diễn ra từ thế kỷ 17.
- Chúng ta cần phải sử dụng chứng cứ lịch sử này như thế nào thưa ông?
Trước hết chúng ta phải tích cực quảng bá đến nhân dân và các nước trên thế giới về chứng cứ lịch sử này, nhất là đó lại do chính người Trung Quốc xuất bản. Chúng ta cũng cần khẳng định, ranh giới cuối cùng của nước Trung Hoa thời nhà Thanh đến đảo Hải Nam là hết.
Tất nhiên các bằng chứng lịch sử cũng chỉ là một yếu tố kết hợp với luật biển của Liên Hợp Quốc để chúng ta có thể tranh luận trên trường quốc tế.
Bấm vào đây để xem "Bằng chứng xác thực chủ quyền biển đảo Việt Nam"
- Thưa ông, Trung Quốc cố tình đi ngược lại với các bằng chứng lịch sử, luật biển quốc tế trong khi tranh chấp tại khu vực Biển Đông?
Họ đang tìm mọi cách để che đậy sự thực. Tôi cho rằng không phải tranh cãi nữa và cũng không cần tranh cãi về chủ quyền của nước Việt Nam chúng ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng chúng ta phải đấu tranh vừa có lý vừa có tình, dựa trên các cứ liệu lịch sử và pháp luật quốc tế. Việt Nam và Trung Quốc xưa nay vẫn là hai nước láng giềng thân thiện, hữu nghị. Bên cạnh việc đấu tranh cũng cần quan tâm giữ gìn tình hữu nghị của hai nước.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh(thực hiện)
Bình luận