(VTC News) - Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không chỉ để khoan thăm dò dầu khí mà chủ yếu là khoan thăm dò sức chịu đựng và lòng yêu nước của người Việt Nam.
Sáng 21/6, tại Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”, các học giả quốc tế đã có buổi tham dự Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi triển lãm, ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP Đà Nẵng nhấn mạnh: “Đây là lần thứ 4 triển lãm về bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên triển lãm những bằng chứng đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa một cách hòa bình liên tục từ nhiều thế kỷ trước các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế”. |
Sáng 21/6, các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đã có buổi tham dự Triển lãm 'Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam'. |
“Triển lãm diễn ra ngay đúng thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mang nhiều ý nghĩa. Một lần nữa, sứ mệnh trao cho Đà Nẵng, địa phương đang ở trên tuyến đầu của tổ quốc.Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không chỉ để khoan thăm dò dầu khí mà chủ yếu là khoan thăm dò sức chịu đựng và lòng yêu nước của người Việt. Đồng thời, nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn) sai trái của họ.
Triển lãm sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý để yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 và góp phần vào việc tranh luận học thuật, vạch trần, bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò và tham vọng độc chiếm gần hết biển Đông của Trung Quốc”, ông Tiếng lên án mạnh mẽ. |
Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về biển Đông |
Tại triển lãm, các học giả, nhà nghiên cứu đã được tận mắt chứng kiến nhiều tư liệu pháp lý lịch sử khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, một số văn bản Hán Nôm do các nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành vào thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX - khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay như: các Châu bản triều Nguyễn có niên đại từ thời Minh Mạng (1820 - 1841) đến thời Bảo Đại (1925 - 1945), viết về các đội Hoàng Sa được triều đình phong kiến Việt Nam cử đi khai thác quản lý Hoàng Sa, Trường Sa… đã được công bố.Ngoài ra, Triển lãm cũng giới thiệu nhiều tài liệu, thư tịch cổ cũng như bản đồ, Atlas thế giới của Phillipe Vandemaelen xuất bản năm 1827 tại Bỉ lần đầu tiên được công bố, trong đó vẽ và miêu tả rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Vương quốc An Nam, cùng nhiều tài liệu thể hiện sự duy trì chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển. |
Các học giả, các nhà nghiên cứu đã cùng ký tên vào bản đồ công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Trả lời phóng viên tại triển lãm, các học giả cho rằng, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể tranh cãi. “Việt Nam cũng như các nước tại khu vực cần có những hành động, lập luận cũng như hành động thể hiện thái độ đối với hành động của Trung Quốc”, Giáo sư Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel (Bỉ) nói.Cũng trong Triển lãm, các học giả và nhà nghiên cứu đã cùng ký tên lên tấm bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Hình ảnh về chiếc tàu cá của ngư dân Đà Nẵng bị đâm chìm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu |
Cùng ngày, các học giả và nhà nghiên cứu quốc tế đã có buổi Tọa đàm về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại Hoàng Sa (Việt Nam). Triển lãm dự kiến kết thúc vào ngày 25/6.Một số hình ảnh trong buổi khai mạc Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”:
|
Sáng 21/6, Triển lãm quốc tế chủ đề 'Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam' được chính thức khai mạc
|
|
Triển lãm có mặt của rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới
|
|
Rất đông các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến tham dự triển lãm
|
|
Các Châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa thu hút các học giả
|
|
Một học giả Ấn Độ trước tấm bản đồ cổ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
|
|
Cuộc thảo luận giữa các học giả diễn ra ngay trong buổi triển lãm
|
|
Những bằng chứng xác thực
|
|
Triển lãm hội tụ những tư liệu quý, lần đầu tiên được công bố
|
|
Học giả người Hàn Quốc ghi lại hình ảnh về con tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm
|
|
Các học giả, nhà nghiên cứu cùng ký tên lên tấm bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
|
|
Những hình ảnh về chiếc tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm thu hút sự quan tâm của các học giả và nahf nghiên cứu quốc tế
|
|
Các học giả nước ngoài bất ngờ trước hành động vô nhân đạo của Trung Quốc
|
|
Giáo sư Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel (Bỉ) trước tấm bản đồ thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam do Thủ tướng Hà Lan tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
|
|
Ghi lại những cảm xúc
|
|
Những dòng cảm nhận về buổi triển lãm
|
Bửu Lân
Bình luận