Peter Robinson, Trường Kinh doanh của Đại học Tây Australia, cho rằng việc sử dụng tỷ lệ phần trăm GDP cho chi tiêu quốc phòng cho thấy mối lo ngại về an ninh quốc gia, cũng như xu hướng ưu tiên quốc phòng thời gian tới của một quốc gia. Theo Peter Robinson, đối với trong trường hợp của Trung Quốc, đó là tương lai của Đài Loan, nhu cầu về dầu khí để duy trì hoạt động sản xuất và tham vọng của nước này ở Biển Đông…
Phát biểu tại diễn đàn trực tuyến của Quỹ Di sản hôm 26/10, Lucie Beraud-Sudreau, Giám đốc chương trình quân sự và sản xuất vũ khí tại Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, cho biết câu hỏi bây giờ là “liệu Trung Quốc có tăng chi tiêu quân sự của nước này trong năm tới hay không”. Theo bà Lucie Beraud-Sudreau, do hậu quả của đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh đã chậm lại từ mức trên 6% mỗi năm xuống còn khoảng 5% như hiện nay.
Mỹ chi 3,7% GDP cho quốc phòng và an ninh, Trung Quốc ước tính chi khoảng 1,7% GDP cho các lĩnh vực này. Theo bà Lucie Beraud-Sudreau, tỷ lệ này “tương đối ổn định” trong 26 năm qua.
Chuyên gia Beraud-Sudreau cho rằng, báo cáo ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc mà Bắc Kinh công bố công khai “chỉ là một con số trên giấy tờ”. Con số này "không chỉ ra số tiền thực sự được chi cho quốc phòng”.
Chi tiêu quốc phòng được công bố của Bắc Kinh trong năm nay là 252 tỷ USD, ngân sách quốc phòng của Mỹ là 752,9 tỷ USD, bao gồm chi tiêu cho các chương trình hạt nhân thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.
Qua thông tin từ Sách trắng về quốc phòng năm 2019 và từ việc đi sâu vào các ấn phẩm chuyên ngành bằng tiếng Trung, bà Lucie Beraud-Sudreau cho rằng Bắc Kinh đang chi khoảng 31% ngân sách quốc phòng cho nhân sự và 41% cho trang thiết bị, nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, con số chi tiêu cho nhân sự trên thực tế của Trung Quốc cũng có thể bị đặt dấu hỏi vì không rõ số tiền đó dành cho lực lượng an ninh quân đội/cảnh sát của Trung Quốc là bao nhiêu.
Theo bà Lucie Beraud-Sudreau, những gì Trung Quốc đang chi cho khoa học và công nghệ còn khủng khiếp hơn nhiều. Các ước tính từ các nguồn phương Tây có thể không khái quát đầy đủ, phân biệt được rõ ràng chi tiêu giữa công nghệ lưỡng dụng và chi tiêu liên doanh, hợp tác công - tư.
Bắc Kinh là khách hàng vũ khí lớn thứ hai của Nga - mua máy bay chiến đấu, tên lửa, tàu khu trục và tàu ngầm của Điện Kremlin. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các khoản chiết khấu, “lại quả” trong các hợp đồng mua bán vũ khí là điều đáng quan tâm.
Ngoài ra, chuyên gia Robertson cho rằng, với việc chi trả mức lương thấp, Trung Quốc có thể tuyển dụng nhiều lao động vào lực lượng vũ trang và nhân lực cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Ông cũng lưu ý rằng, chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng trong quân đội của nước này vì Bắc Kinh đang hướng đến chuyên nghiệp hóa, thu hút thêm những tân binh và sĩ quan chất lượng.
Bình luận