• Zalo

Trung Quốc chuyển hướng, 'bắt nạt' cả Indonesia

Thời sựChủ Nhật, 18/05/2014 05:38:00 +07:00 Google News

(VTC News) - Không chỉ riêng Việt Nam và Philippines, Trung Quốc còn chuyển hướng sang “bắt nạt” cả Indonesia.

(VTC News) - Không chỉ riêng Việt Nam và Philippines, Trung Quốc còn chuyển hướng sang “bắt nạt” cả Indonesia. Trong những tháng gần đây.

Những ngày này, nhân dân cả nước đang hướng về vùng biển "nóng" của Tổ quốc, nơi lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, ngư dân kiên cường bám biển, đấu tranh chống lại hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép cùng hàng trăm tàu quân sự, dân sự vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

VTC News điểm lại một số diễn biến xung quanh vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong hai ngày 17 và 18/5.

'Bắt nạt' Indonesia

Trong một bài xã luận trên tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 18/5, nhà báo Philip Bowring ở Hồng Kông cho rằng tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc cũng điều máy bay, tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn nước vào tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney lên tiếng về tình hình Biển Đông  

Mới đây, Philippines lên tiếng tố cáo Trung Quốc ngang ngược xây dựng đường băng trái phép trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lâu nay, Philippines cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.

Riêng về việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển Việt Nam, thời gian qua truyền thông báo đài cùng các nước trên thế giới cũng đã lên án hành động gây hấn của Trung Quốc.

Mới đây, ông Didier Guillaume, Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi, phía nam thủ đô Paris của Pháp, đã viết thư bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, đồng thời lấy làm tiếc về hành động xâm phạm trái phép của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo TTXVN.

Ngoài ra, một số nghị sĩ Pháp và Ý cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc, cho rằng hành động đơn phương của Trung Quốc sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh tại biển Đông, cũng theo TTXVN.

Không chỉ riêng Việt Nam và Philippines, Trung Quốc còn chuyển hướng sang “bắt nạt” cả Indonesia. Trong những tháng gần đây, Indonesia đã hai lần phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý tại quần đảo Natuna của Indonesia trên biển Đông.

Nếu Trung Quốc càng đẩy mạnh những hành động ngang ngược nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này, thì các nước trong khu vực sẽ hợp sức cùng nhau tạo thành một liên minh để chống lại mưu đồ bá quyền của Trung Quốc, theo nhận định của ông Geoff Dyer, một nhà báo - tác giả nhiều quyển sách và là cựu trưởng văn phòng tờ Financial Times (Anh) tại Bắc Kinh, trên trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ).

Trước đó, các nghị sỹ châu Âu và Mỹ tiếp tục lên tiếng phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

Chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Trong những ngày qua Cảnh sát biển Vùng 1 đã đón tiếp nhiều nhiều đoàn lãnh đạo của chính quyền địa phương, các công ty và đơn vị bạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận đã đến thăm hỏi và động viên cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Vùng 1 đang trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn biển đảo của Tổ quốc.

Tập thể Chỉ huy Vùng CSB 1 đón nhận tình cảm của các cơ quan, đơn vị.
Tập thể Chỉ huy Vùng CSB 1 đón nhận tình cảm của các cơ quan, đơn vị. Ảnh: Canhsatbien.vn 

Tính đến ngày 17/5/2014, đã có 9 tập thể tham tặng quà với tổng số tiền là 155 triệu đồng.


Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Thay mặt Đảng ủy, Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 1 Đại tá Nguyễn Văn Thăng - Chính ủy Vùng đã cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ bằng cả vật chất và tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Vùng 1 đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và khẳng định cán bộ, chiến sỹ sẽ tiếp tục kiên trì, kiên quyết bám biển, đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Quá khâm phục ngư dân

Trong hai ngày 16 và 17/5, các tàu Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 khiến việc đánh bắt của ngư dân gian nan.
Dù “sóng gió” hơn nhưng ngư dân không sợ hiểm nguy, vẫn bám biển khai thác hải sản và hiện diện cờ Tổ quốc ở đó.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Nguyễn Văn Trung, phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết lúc 23h ngày 16/5, tàu ngư chính 306 của Trung Quốc đã khống chế tàu cá QNg90205 của ngư dân Quảng Ngãi và đánh đập ngư dân khiến hai ngư dân Việt Nam bị thương nặng. Bên cạnh đó còn phá hoại tài sản trên tàu ngư dân Việt Nam.

Sự việc này xảy ra ở đảo Phú Lâm (phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 110 hải lý).


Vào khoảng 11 giờ 55 phút, ngày 18/5, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90205 TS, của ông Nguyễn Văn Quang (sinh 1962), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã đưa 2 thuyền viên bị đánh trọng thương khi đang hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa của Việt Nam cập cảng Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi.

Ngư dân bị nạn được đưa đi cấp cứu 

Ông Nguyễn Năm, tàu QNg 96138, vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa sau khi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi tới bể lốc máy cho biết:
“Tàu mình thì nhỏ yếu, tàu của họ to mạnh. Họ đuổi ráo riết làm tôi phải kéo máy chạy để tránh va chạm, quá tốc độ thiết kế nên máy bể luôn. Về sửa chữa đợt này chắc cũng mất 60-70 triệu đồng”.

Khi được hỏi sửa xong rồi thì sao, ông Năm quyết liệt nói: “Thì lại tiếp tục ra Hoàng Sa. Ông cha mình để lại cho mình vùng biển để vươn khơi mưu sinh mà, Trung Quốc có làm gì chúng tôi cũng không sợ”.

Lời quả quyết của người ngư dân có 21 năm bám biển khiến các thành viên trong đoàn công tác của Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phải thốt lên thán phục. Ở các địa chỉ còn lại, đoàn chỉ gặp được những người vợ và những đứa con nhỏ. Những người đàn ông vẫn còn ở ngoài khơi.

Ngư dân Phú Quý quyết tâm bám biển Trường Sa

Dù tình hình biển Đông vẫn đang diễn biến phức tạp khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển Việt Nam nhưng tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, các đội tàu khai thác xa bờ vẫn ra khơi, quyết bám trụ khai thác tại vùng biển Trường Sa. 

Ngư dân Phú Quý ra khơi đánh bắt (Ảnh: Việt Quốc/VOV)
Ngư dân Phú Quý ra khơi đánh bắt. Ảnh: Việt Quốc/VOV

Theo báo cáo của Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, hiện có hơn 100 tàu cá của ngư dân Phú Quý đang đánh bắt và thu mua hải sản trên biển tại khu vực quần đảo Trường Sa, từ Nhà giàn DK1 đến đảo Côn Sơn.

Hàng ngày, ngư dân vẫn thường xuyên liên lạc qua máy Icom hoặc điện thoại với lực lượng biên phòng để trao đổi thông tin. Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý cũng vừa làm thủ tục cho 42 thuyền có công suất từ 90 sức ngựa trở lên, chuẩn bị ra khơi bám biển.

Mỗi thuyền khi đăng ký xuất bến đi khai thác khơi xa cũng được biên phòng tặng một lá cờ tổ quốc. Đây là động lực để tiếp sức, cổ vũ cho ngư dân bám ngư trường, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Có những thứ còn quý hơn vàng

Ngày 17/5, trong cuộc đối thoại thân tình với hơn 300 nhà khoa học xuất sắc nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khiến cả hội trường vỗ tay tán dương khi khẳng định rõ ràng quan điểm “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa, chúng ta nhất định phải đòi lại. Đời tôi và các bạn chưa đòi được thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi được theo đúng luật pháp quốc tế”…

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tặng hoa chúc mừng GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng. Ảnh: Việt Dũng/TTO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tặng hoa chúc mừng GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng. Ảnh: Việt Dũng/TTO 

Phó Thủ tướng nói, trong lúc này, lòng yêu nước cần đi kèm với trí tuệ, sự sáng suốt, không thể bột phát hay quá khích.


>>Xem thêm video Trung Quốc điều thêm tàu quân sự:



Trước câu hỏi, giới khoa học nên làm gì trước hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng các nhà khoa học là đại diện giới trí thức, vì thế nên tìm hiểu kĩ vấn đề, chia sẻ với những người xung quanh để họ hiểu Việt Nam có lẽ phải và chính nghĩa, đang được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.

Tiềm lực của chúng ta yếu, ai cũng phải làm tốt hơn công việc của mình thì đất nước mới mạnh. Một quốc gia nhỏ nhưng nếu có tiềm lực khoa học công nghệ, quân sự mạnh thì sẽ đứng vững.


Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Khi được hỏi, liệu Việt Nam có nên xem xét thay đổi mối quan hệ đối ngoại với Trung Quốc, Phó Thủ tướng khẳng định: “Chính sách đối ngoại của chúng ta luôn nhất quán đa phương hóa, đa dạng hóa, xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới. Riêng với Trung Quốc, phương châm quan hệ giữa hai nước vẫn theo 4 tốt, 16 chữ vàng.

Trong quá trình xây dựng, củng cố mối quan hệ đó cũng sẽ có không ít khó khăn thách thức. Việt Nam luôn thực tâm, chân thành, mong phía Trung Quốc cũng như vậy. “16 chữ vàng” ý nói rất quý, nhưng kim cương còn quý hơn vàng và có thứ còn quý hơn kim cương, đó là độc lập tự do”.

» 'Con hãy vững tin bám biển, vì sự bình yên của Tổ quốc'
» Trung Quốc thêm tàu quân sự bảo vệ giàn khoan trái phép
» Cảnh sát biển 'vạch mặt' chiêu trò tàu Trung Quốc
» Ngư dân nóng ruột chờ ra khơi

Diệp Vy (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn