(VTC News) – Gần đây, Ấn Độ tăng cường lấy lý do an ninh để kiểm soát các hoạt động của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, trong đó có viện cớ hoạt động “gián điệp”.
Ba nhân viên Huawei bị bắt
Trước đây, Ấn Độ lấy lý do an ninh thiết bị viễn thông, đã ban bố lệnh cấm nhập cảnh đối với các công ty như Huawei.
Cảnh sát bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cho biết, tối ngày 17/1, tại biên giới giữa Ấn Độ và Nepal, họ đã bắt giữ 3 công dân Trung Quốc, những người này bị tình nghi có liên quan đến "gián điệp và rửa tiền", và đã giam giữ họ trong 14 ngày.
Biên giới Trung Quốc - Ấn Độ (ảnh minh họa)
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, tin tức có liên quan là không chính xác, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đang tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin từ phía cảnh sát Ấn Độ, yêu cầu phía Ấn Độ xử lý đúng đắn.
Giam giữ 14 ngày vì tội gián điệp
Ấn Độ cho biết, 3 người Trung Quốc, 2 nam 1 nữ, đến từ Thượng Hải, đều là nhân viên của Công ty Huawei, Trung Quốc, khi đó đã vượt biên thâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, 3 người đều không có visa Ấn Độ hợp pháp.
Cảnh sát Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi phát hiện, họ đã tự ý xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ trong khi không có giấy tờ visa hợp pháp của Ấn Độ, vì vậy đã tiến hành bắt giữ họ".
Cảnh sát Ấn Độ còn cho biết, 3 người bị phát hiện đã chụp ảnh doanh trại quân đội ở biên giới Ấn Độ. Hiện nay, 3 người này bị Tòa án phán quyết giam giữ 14 ngày.
Tờ "Hindustan Times" ngày 19/1 cho biết, 1 trong 3 người bị bắt còn giữ tài liệu thuế của Ấn Độ, tài liệu này chỉ phát cho công dân Ấn Độ, vì vậy cảnh sát nghi ngờ họ có hoạt động rửa tiền.
Huawei: đã đi nhầm vào lãnh thổ Ấn Độ
Tại phiên tòa, 3 nhân viên của Huawei cho biết, khi đó họ đang lắp đặt trạm di động ở Nepal, và đã vô tình bước vào lãnh thổ của Ấn Độ.
Người phát ngôn của Công ty Huawei tại Ấn Độ cho biết, công ty đã tìm hiểu sự việc này, “đang nỗ lực hợp tác với các ban ngành liên quan địa phương, làm rõ tình hình thực tế”.
Công ty Huawei cho biết, 3 nhân viên này lúc đó đang làm việc tại biên giới Nepal, do không hiểu tình hình khu vực đó nên đã đi vào lãnh thổ Ấn Độ. Công ty còn đang tiếp tục tìm hiểu tình hình cụ thể và phối hợp làm việc với phía cảnh sát địa phương.
Tháng 4/2010, Bộ Thông tin Ấn Độ từng lấy lý do an ninh, cấm nhập khẩu thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Tháng 8/2010, một phần lệnh cấm đã được dỡ bỏ, cho phép nhập khẩu hàng của Huawei và ZTE.
Trung Quốc phản đối
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 20/1 đã nói trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh cho biết, gần đây 3 du khách Trung Quốc đi du lịch tại biên giới giữa Nepal - Ấn Độ, đã bước nhầm vào lãnh thổ Ấn Độ, bị cảnh sát Ấn Độ bắt giữ.
Đối với các tin tức liên quan đến sự cố "gián điệp", Hồng Lỗi cho biết, những thông tin liên quan không đúng sự thật. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đang tìm hiểu thêm tình hình từ phía cảnh sát Ấn Độ, yêu cầu phía Ấn Độ giải quyết thỏa đáng.
Cáo buộc đưa tin sai lệnh
Được biết, do báo chí Ấn Độ hoàn toàn không được bất kỳ sự quản lý trực tiếp nào từ các bộ ngành chính phủ. Để tăng tính hấp dẫn, bắt mắt, họ thường thổi phồng các sự kiện liên quan đến Trung Quốc, biến chúng thành các vấn đề chính trị để thu hút sự quan tâm của độc giả.
Các nhà phân tích cho rằng, khu vực tiếp giáp giữa Nepal và Ấn Độ, ngay cả 3 người Trung Quốc nắm giữ thẻ tài khoản vĩnh viễn của người nộp thuế Ấn Độ, cũng chỉ cho thấy, 3 người này rất có thể là nhân viên của Huawei được cử đến công ty địa phương ở Ấn Độ, hoặc là những nhân viên được cử tới Nepal.
Vì muốn nỗ lực tăng cường an ninh cho mình tại khu vực biên giới, nên Ấn Độ mới áp dụng các biện pháp an ninh bất đắc dĩ.
Trước đây, Ấn Độ lấy lý do an ninh thiết bị viễn thông, đã ban bố lệnh cấm các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Sau khi lệnh cấm được bãi bỏ nhờ sự phối hợp của các công ty Trung Quốc, thì họ lại bắt đầu tiến hành một loạt cuộc điều tra liên quan đến các hành vi thương mại của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc.
Hiện nay, Ấn Độ còn trực tiếp lấy nhiều lý do khác để bắt giữ nhân viên Trung Quốc. Điều này cho thấy, các công ty Trung Quốc vẫn hoạt động trong môi trường kinh doanh bất lợi tại Ấn Độ.
Khánh Hưng(Theo mạng Nhân dân, Trung Quốc)
Bình luận