Nhiều khả năng trong năm 2015, Không quân Việt Nam sẽ thành lập trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 thứ 3, vậy trung đoàn nào sẽ nhận vinh dự này?
Căn cứ vào các chỉ dấu cho thấy, đơn vị tiếp theo được trang bị Su-30MK2 sẽ là Trung đoàn 927. Thứ nhất, đến nay có thể khẳng định những chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam đã "nghỉ hưu", nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn.
Trong khi hầu hết những trung đoàn được trang bị MiG-21 đã hoàn thành việc nhận máy bay mới thì các phi công của Trung đoàn 927 đã được chuyển loại lên thẳng Su-30MK2.
Cụ thể, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 927, đang tham gia huấn luyện chuyển loại tại Trung đoàn 923 cho biết: “Kỹ thuật bay ở Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo.
Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định. Những khó khăn và cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới”.
Thứ hai, Kép - sân bay căn cứ chính của Trung đoàn 927 đã cơ bản hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1.
Ngày 7/4/2015 vừa qua, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã thăm, kiểm tra và nghiệm thu Dự án nâng cấp sân bay Kép giai đoạn 1.
Trước đó, Tổng công ty ACC đơn vị triển khai dự án đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công, sẵn sàng đảm bảo cho sân bay tiếp nhận máy bay thế hệ mới.
Thứ ba, trong năm 2015, toàn bộ 12 chiếc Su-30MK2 của hợp đồng đã ký năm 2013 sẽ được bàn giao cho Việt Nam, đủ để trang bị cho trung đoàn Su-30 tiếp theo.
Như vậy, trong năm 2015, Trung đoàn Không quân 927 - Đoàn Không quân Lam Sơn Anh hùng có thể sẽ là đơn vị thứ 3 được trang bị máy bay Su-30MK2.
Căn cứ vào số lượng từng hợp đồng mua tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam đã ký kết với phía Nga cho thấy, biên chế chuẩn của mỗi trung đoàn bao gồm 12 chiếc Su-30MK2 chia làm 2 phi đội.
Như vậy, dòng tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã được bố trí tại những vị trí trọng yếu để bảo về vùng trời và biển đảo Tổ quốc.
Cụ thể, Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 (Đoàn Lam Sơn) đóng tại Sân bay Kép, Bắc Giang sẽ bảo vệ vùng trời phía Bắc Tổ quốc
Trong khi đó Trung đoàn 923 (Đoàn Yên Thế) đóng tại Sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa làm nhiệm vụ tại khu vực miền Trung, và Trung đoàn 935 (Đoàn Biên Hòa) bảo vệ vùng trời vùng biển phía nam tổ quốc, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.
Tiêm kích Su-30MK2 được biết đến là dòng máy bay tiêm kích đa năng, có thể đảm nhiệm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển.
Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt trên 2.100km/h, cự ly tối đa khoảng 3.000km và có thể lên đến hơn 8.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Đặc biệt, dòng chiến đấu cơ này còn có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm km nhờ hệ thống radar điều khiển hỏa lực tầm xa.
Hệ thống vũ khí của Su-30MK2 là cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ phù hợp cho tác chiến đối không, đối đất và đối hải. Khả năng mang vác vũ khí của Su-30MK2 là cực lớn, lên tới 8 tấn trên 12 giá treo. Ngoài ra còn có một khẩu pháo trong thân GSh-301 cỡ 30mm với 150 viên đạn.
Nguồn: Infonet
Căn cứ vào các chỉ dấu cho thấy, đơn vị tiếp theo được trang bị Su-30MK2 sẽ là Trung đoàn 927. Thứ nhất, đến nay có thể khẳng định những chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam đã "nghỉ hưu", nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn.
Trong khi hầu hết những trung đoàn được trang bị MiG-21 đã hoàn thành việc nhận máy bay mới thì các phi công của Trung đoàn 927 đã được chuyển loại lên thẳng Su-30MK2.
Tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 923. |
Cụ thể, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 927, đang tham gia huấn luyện chuyển loại tại Trung đoàn 923 cho biết: “Kỹ thuật bay ở Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo.
Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định. Những khó khăn và cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới”.
Ngày 7/4/2015 vừa qua, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã thăm, kiểm tra và nghiệm thu Dự án nâng cấp sân bay Kép giai đoạn 1.
Trước đó, Tổng công ty ACC đơn vị triển khai dự án đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công, sẵn sàng đảm bảo cho sân bay tiếp nhận máy bay thế hệ mới.
Thứ ba, trong năm 2015, toàn bộ 12 chiếc Su-30MK2 của hợp đồng đã ký năm 2013 sẽ được bàn giao cho Việt Nam, đủ để trang bị cho trung đoàn Su-30 tiếp theo.
Như vậy, trong năm 2015, Trung đoàn Không quân 927 - Đoàn Không quân Lam Sơn Anh hùng có thể sẽ là đơn vị thứ 3 được trang bị máy bay Su-30MK2.
Căn cứ vào số lượng từng hợp đồng mua tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam đã ký kết với phía Nga cho thấy, biên chế chuẩn của mỗi trung đoàn bao gồm 12 chiếc Su-30MK2 chia làm 2 phi đội.
Như vậy, dòng tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã được bố trí tại những vị trí trọng yếu để bảo về vùng trời và biển đảo Tổ quốc.
Cụ thể, Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 927 (Đoàn Lam Sơn) đóng tại Sân bay Kép, Bắc Giang sẽ bảo vệ vùng trời phía Bắc Tổ quốc
Trong khi đó Trung đoàn 923 (Đoàn Yên Thế) đóng tại Sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa làm nhiệm vụ tại khu vực miền Trung, và Trung đoàn 935 (Đoàn Biên Hòa) bảo vệ vùng trời vùng biển phía nam tổ quốc, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.
Tiêm kích Su-30MK2 được biết đến là dòng máy bay tiêm kích đa năng, có thể đảm nhiệm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển.
Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt trên 2.100km/h, cự ly tối đa khoảng 3.000km và có thể lên đến hơn 8.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Đặc biệt, dòng chiến đấu cơ này còn có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm km nhờ hệ thống radar điều khiển hỏa lực tầm xa.
Hệ thống vũ khí của Su-30MK2 là cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ phù hợp cho tác chiến đối không, đối đất và đối hải. Khả năng mang vác vũ khí của Su-30MK2 là cực lớn, lên tới 8 tấn trên 12 giá treo. Ngoài ra còn có một khẩu pháo trong thân GSh-301 cỡ 30mm với 150 viên đạn.
Nguồn: Infonet
Bình luận