17h50: Phóng viên đặt câu hỏi
Báo Tiền Phong hỏi: Cụ thể quá trình xác minh nguyên nhân cá chết?
Ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Qua clip vừa rồi việc xác định nguyên nhân phải có chứng cứ khoa học, chắc chắn bài bản. Thủ tướng chỉ đạo, đây là vụ việc xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều mặt nên phải hết sức cẩn thận. Chứng cứ phải chắc chắn, tìm rõ ai là thủ phạm.
Chúng tôi chia làm 3 nhóm: Xác định nguyên nhân: Phải xác định được nguyên nhân, hiện tượng, cơ chế gì gây ra hải sản chết hàng loạt
Nhóm 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu? 2 nhóm độc lập. Nhóm 1 tập trung hơn 100 nhà khoa học từ vũ trụ học đến hải dương học… lấy mẫu trầm tích, nước, đá… xác định từ vệ tinh , hồi cố lại sự việc, nhiều nhà khoa học, cán bộ khoa học tìm theo dấu vết chỉ ra. Qua thời gian lao động vất vả nguy hiểm.
Tìm ra độc tố nhưng như thế là chưa đủ cần phải kiểm chứng, đối chiếu. Khi đã có kết quả tổ chức hội đồng khoa học nhà nước để đánh giá, lấy ý kiến khoa học thế giới độc lập nên hôm nay mới công bố. Hợp chất Formosa gây ra như 1 ổ độc, bản thân cần oxy đi đến đâu nó lấy oxy nên gây ra hiện tượng cá chết. Nguyên nhân thứ 2, nguồn ở đâu ra? Tập trung vào 3 đối tượng trong đó có Formosa. Dùng nhiều biện pháp khoa học phát hiện sai sót của Formosa trong công tác xây dựng, vận hành xử lý chất thải. Đến bây giờ chúng tôi đủ bằng chứng xác định Formosa là thủ phạm.
Video Giám đốc đối ngoại Formosa nói: Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm
17h35: Với nhận thức sâu sắc sự cố môi trường ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển nghề cho dân theo đúng quy định, tinh thần là đảm bảo công khai, minh bạch, sát thực tế, có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí.
Yêu cầu Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết. Đồng thời triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu.Không để các kẻ xấu nhân tình hình lợi dụng gây rối, mất đoàn kết trong nhân dân. Xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi trường tại 4 tình miền trung vừa qua.Yêu cầu Formosa hợp tác để xử lý sự việc.
17h25: Ông Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên, đồng thời cam kết 5 điểm:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi trường để tạo niềm tin với người dân VN và bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật VN.
Sau đó Chính phủ phát clip lãnh đạo Formosa xin lỗi:
17h15: Ông Mai Tiến Dũng nói: "Các bạn đều biết tháng 4/2016, ven biển từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế đã xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến môi trường biển, đến đời sống dân sinh – xã hội. Ngay sau khi có sự cố các lãnh đạo đất nước đã chỉ đạo hỗ trợ ngư dân, chỉ đạo ban ngành, nhà khoa học… làm rõ nguyên nhân, đơn vị cá nhân gây sự cố để giải quyết xử lý. Xác định có nguồn thải xác định từ khu vực Vũng Áng, đây là nguồn thải lớn nhất, chứa độc tố có tỷ trọng lớn hơn nước biển theo dòng hải lưu Bắc – Nam từ Hà Tĩnh – TT. Huế là nguyên nhân gây ra cá chết.
Bộ TN&MT đã chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, phát hiện Formosa có 1 số hành vi vi phạm dẫn đến nước thải từ công ty xả thải ra biển chứa độc tố phenol xyanua hydroxit sắt vượt mức cho phép"
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kết luận, tổ hợp nhà máy Formosa là nguyên nhân gây ra vụ cá chết nghiêm trọng. Và công ty Formosa cũng đã nhận trách nhiệm về vụ việc trên.
17h00: Họp báo bắt đầu, rất đông các cơ quan báo chí có mặt, trong đó có cả báo chí quốc tế. Hai bên bàn chủ tọa đã chuẩn bị sẵn hai màn hình máy chiếu lớn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, chủ trì cuộc họp. Bên cạnh đó, còn có sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông…
Ông Mai Tiến Dũng cho biết sau thời gian các nhà khoa học, bộ ngành vào cuộc đến nay đã có kết quả nguyên nhân gây ra vụ cá chết hàng loạt ở dọc biển miền Trung.
Nguyên nhân và thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được chính thức công bố tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ bắt đầu từ 17h chiều 30/6.
Trong cuộc họp, đại diện các cơ quan chức năng sẽ công bố kết luận về sự cố môi trường biển vừa qua tại một số tỉnh ven biển miền Trung.
Trước đó, chiều cùng ngày, thường trực Chính phủ họp trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm với các địa phương.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng đinh: "Cần phải rút ra những bài học về kinh tế và môi trường là gì. Đây là những bài học rất quan trọng"
Từ ngày 10/4, tình trạng cá chết bắt đầu xuất hiện ở Quảng Bình. Đến ngày 19/4, ngư dân Quảng Trị phát hiện và trình báo có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao chết và trôi dạt vào bờ biển.
Hiện tượng này sau đó xuất hiện tại vùng biển Thừa Thiên Huế. Hàng tấn cá chết trôi dạt, lập lờ trắng bờ biển miền Trung. Nhiều thông tin trong dư luận cho rằng đường ống xả thải khổng lồ dưới biển của KCN Vũng Áng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết bất thường.
Tổng cục môi trường đã lập đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khu vực Vũng Áng.
Ngày 22/4, Trưởng ban QLKKT Hà Tĩnh xác nhận đường ống dẫn thải ra biển của KCN Vũng Áng là hợp pháp, đã được phê duyệt.
Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định không có mầm bệnh truyền nhiễm khiến cá chết, mà do một yếu tố độc tố rất mạnh từ môi trường.
Bình luận