Ông Vimar Nguyễn, chủ nhân của chiếc trực thăng một người lái kiên quyết không hợp tác với Campuchia chỉ vì muốn sản phẩm được bay trên bầu trời Tổ quốc.
Đằng đẵng chờ được cất cánh
Cách đây khoảng 10 năm, ông Vimar Nguyễn (nay 65 tuổi, Việt Kiều Canada) đã chế tạo ra một chiếc máy bay trực thăng một người lái đặt tên là VAM 1. Sau lần thử nghiệm năm 2005 bay hoàn hảo, ông và nhóm cộng sự đã được Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời dùng trà và nghe câu chuyện máy bay.
Sau đó, ông đã chế tạo chiếc VAM 2, hiện đại hơn, hiệu quả hơn, trong lần bay thử nghiệm năm 2007 đã bay gần 30 phút đồng hồ. Nhưng từ đó cho đến nay, chiếc VAM 2 chỉ nằm đắp chiếu trong kho cá nhân của ông Vimar tại quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Khi được phóng viên hỏi về hiện trạng của chiếc máy bay trực thăng VAM 2, ông Vimar Nguyễn cho biết: “Tôi vẫn bảo trì bảo dưỡng, lau bụi, tra dầu cho chiếc máy bay thường xuyên, đến bây giờ nó vẫn trong tình trạng hoàn hảo, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể cất cánh.”
Vì sao chủ nhân của chiếc máy bay ấy giữ gìn nó như vậy? Ông Vimar tâm sự: “Tôi trân trọng nó, vì nó là một sản phẩm của chính tôi, của người Việt Nam. Và hơn nữa, trong lòng tôi chưa bao giờ nguôi ngoai rằng sẽ có một ngày nó được cất cánh bay trên chính bầu trời của Tổ quốc. Gần 10 năm nay tôi đã chờ, và giờ tôi sẽ tiếp tục chờ.”
“Tôi rất vui vì đôi khi vẫn còn có người nhớ đến nó, vẫn có những người bạn gọi điện hỏi thăm tôi, và hỏi thăm nó. Vẫn có những phóng viên báo chí như các anh quan tâm nó. Dù thỉnh thoảng thôi những cũng tiếp sức cho hi vọng của tôi, để tôi tiếp tục chờ đợi” – chủ nhân của chiếc máy bay tâm sự.
Về điều kiện an toàn cho chiếc máy bay, trong lần thử nghiệm trước đó, ông Vimar Nguyễn đã điều khiển chiếc máy bay một cách an toàn, bản thân ông cũng có bằng lái máy bay trực thăng do Canada cấp. Điều duy nhất cản trở không cho VAM 2 cất cánh lên bầu trời Việt Nam đó là những thủ tục cấp phép thử nghiệm rất rắc rối.
Ông Vimar chia sẻ: “Tôi được phép bay thử nghiệm trước đó vì ngày đó, tôi được cố Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ, đấu tranh. Sau khi giáo sư đột ngột qua đời, mọi thứ đều dừng lại cho đến ngày hôm nay.”
Sẽ chỉ bay trên bầu trời Việt Nam
Khác với những chiếc máy bay do những người nông dân, những người thợ cơ khí Việt Nam chế tạo, chiếc VAM 2 của ông Vimar Nguyễn được chế tạo theo những nguyên tắc quốc tế, bản thân ông Vimar cũng được đào tạo hàng không chuyên sâu từ nước ngoài.
Thời gian vừa qua đã có một công ty thương mại của Campuchia đặt vấn đề với ông Vimar về việc hợp tác.
Công ty đó kinh doanh các loại hình bay cá nhân và họ đặc biệt quan tâm đến sản phẩm này. Qua sự dẫn dắt, môi giới, chủ nhân VAM 2 và công ty của Campuchia biết đến nhau, tuy nhiên, ông Vimar cho rằng không có bất kỳ ý định nào trong việc hợp tác với nước ngoài.
Ông cho biết: “Tất nhiên hợp tác là sẽ sinh ra lợi nhuận, nhưng tôi không làm VAM 2 để kiếm lời, sinh kế của tôi từ những lĩnh vực kinh doanh khác. Tôi làm VAM 2 chỉ vì đam mê và khát vọng minh chứng cho trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt.”
Thực tế, máy bay trực thăng cá nhân, trực thăng mini được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng với rất nhiều ứng dụng. Trong nông nghiệp như tưới tiêu, rải hóa chất trên các cánh đồng, kiểm soát rừng, sông ngòi, trong đời sống có thể phục vụ tìm kiếm cứu nạn, hoặc phục vụ các dịch vụ du lịch.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, máy bay mini còn là một điều lạ lẫm. Lý giải cho điều này, ông Vimar cho rằng: “Việt Nam có lẽ còn có nhiều luồng tư tưởng ảnh hưởng từ thời chiến tranh, với sự cảnh giác không phận cao độ, và có thêm một số nguyên nhân khác nữa, nhưng tôi tin những suy nghĩ đó sẽ có ngày thay đổi.
Tôi ví dụ những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó tôi có nói chuyện với nhiều quan chức ở Việt Nam và họ đều tỏ ra cảnh giác với chiếc máy vi tính. Nhưng đến bây giờ, máy vi tính trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Vì thế, tôi vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó suy nghĩ về các sản phẩm bay của Việt Nam sẽ được thay đổi. Khi có những thay đổi này, thực tế sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho kinh tế, đặc biệt là du lịch dịch vụ.”
Gần 10 năm trời, ông Vimar nay đã 65 tuổi vẫn đau đáu chờ đợi. Ông chờ cho ước mơ, khát vọng của ông được thành hiện thực.
“Tôi mong muốn nhất là chiếc máy bay của tôi được bay trên bầu trời Việt Nam. Tôi có thể mang nó sang Campuchia, hoặc về Canada, hoặc nhiều nước khác. Nhưng nó làm ra ở Việt Nam, được người Việt Nam làm, tôi mong rằng nó sẽ được bay trên bầu trời của Tổ quốc.” – ông Vimar Nguyễn tâm sự.
» Người chế trực thăng lo tàu ngầm Trường Sa bị thu giữ
» Người chế trực thăng xin tài liệu 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» Công an trần tình vụ lập biên bản 'cha đẻ' trực thăng made in Vietnam
Theo Đất Việt
Cách đây khoảng 10 năm, ông Vimar Nguyễn (nay 65 tuổi, Việt Kiều Canada) đã chế tạo ra một chiếc máy bay trực thăng một người lái đặt tên là VAM 1. Sau lần thử nghiệm năm 2005 bay hoàn hảo, ông và nhóm cộng sự đã được Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời dùng trà và nghe câu chuyện máy bay.
Sau đó, ông đã chế tạo chiếc VAM 2, hiện đại hơn, hiệu quả hơn, trong lần bay thử nghiệm năm 2007 đã bay gần 30 phút đồng hồ. Nhưng từ đó cho đến nay, chiếc VAM 2 chỉ nằm đắp chiếu trong kho cá nhân của ông Vimar tại quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Ông Vimar Nguyễn với mái tóc bạc bên chiếc máy bay VAM 2 nằm trong kho chứa. (Ảnh TPO) |
Khi được phóng viên hỏi về hiện trạng của chiếc máy bay trực thăng VAM 2, ông Vimar Nguyễn cho biết: “Tôi vẫn bảo trì bảo dưỡng, lau bụi, tra dầu cho chiếc máy bay thường xuyên, đến bây giờ nó vẫn trong tình trạng hoàn hảo, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể cất cánh.”
Vì sao chủ nhân của chiếc máy bay ấy giữ gìn nó như vậy? Ông Vimar tâm sự: “Tôi trân trọng nó, vì nó là một sản phẩm của chính tôi, của người Việt Nam. Và hơn nữa, trong lòng tôi chưa bao giờ nguôi ngoai rằng sẽ có một ngày nó được cất cánh bay trên chính bầu trời của Tổ quốc. Gần 10 năm nay tôi đã chờ, và giờ tôi sẽ tiếp tục chờ.”
“Tôi rất vui vì đôi khi vẫn còn có người nhớ đến nó, vẫn có những người bạn gọi điện hỏi thăm tôi, và hỏi thăm nó. Vẫn có những phóng viên báo chí như các anh quan tâm nó. Dù thỉnh thoảng thôi những cũng tiếp sức cho hi vọng của tôi, để tôi tiếp tục chờ đợi” – chủ nhân của chiếc máy bay tâm sự.
Về điều kiện an toàn cho chiếc máy bay, trong lần thử nghiệm trước đó, ông Vimar Nguyễn đã điều khiển chiếc máy bay một cách an toàn, bản thân ông cũng có bằng lái máy bay trực thăng do Canada cấp. Điều duy nhất cản trở không cho VAM 2 cất cánh lên bầu trời Việt Nam đó là những thủ tục cấp phép thử nghiệm rất rắc rối.
Ông Vimar chia sẻ: “Tôi được phép bay thử nghiệm trước đó vì ngày đó, tôi được cố Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ, đấu tranh. Sau khi giáo sư đột ngột qua đời, mọi thứ đều dừng lại cho đến ngày hôm nay.”
Sẽ chỉ bay trên bầu trời Việt Nam
Khác với những chiếc máy bay do những người nông dân, những người thợ cơ khí Việt Nam chế tạo, chiếc VAM 2 của ông Vimar Nguyễn được chế tạo theo những nguyên tắc quốc tế, bản thân ông Vimar cũng được đào tạo hàng không chuyên sâu từ nước ngoài.
Thời gian vừa qua đã có một công ty thương mại của Campuchia đặt vấn đề với ông Vimar về việc hợp tác.
Công ty đó kinh doanh các loại hình bay cá nhân và họ đặc biệt quan tâm đến sản phẩm này. Qua sự dẫn dắt, môi giới, chủ nhân VAM 2 và công ty của Campuchia biết đến nhau, tuy nhiên, ông Vimar cho rằng không có bất kỳ ý định nào trong việc hợp tác với nước ngoài.
Ông cho biết: “Tất nhiên hợp tác là sẽ sinh ra lợi nhuận, nhưng tôi không làm VAM 2 để kiếm lời, sinh kế của tôi từ những lĩnh vực kinh doanh khác. Tôi làm VAM 2 chỉ vì đam mê và khát vọng minh chứng cho trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt.”
Thực tế, máy bay trực thăng cá nhân, trực thăng mini được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng với rất nhiều ứng dụng. Trong nông nghiệp như tưới tiêu, rải hóa chất trên các cánh đồng, kiểm soát rừng, sông ngòi, trong đời sống có thể phục vụ tìm kiếm cứu nạn, hoặc phục vụ các dịch vụ du lịch.
Ông Vimar Nguyễn trả lời báo chí trong chuyến thử nghiệm VAM 1 năm 2005 |
Tuy nhiên, ở Việt Nam, máy bay mini còn là một điều lạ lẫm. Lý giải cho điều này, ông Vimar cho rằng: “Việt Nam có lẽ còn có nhiều luồng tư tưởng ảnh hưởng từ thời chiến tranh, với sự cảnh giác không phận cao độ, và có thêm một số nguyên nhân khác nữa, nhưng tôi tin những suy nghĩ đó sẽ có ngày thay đổi.
Tôi ví dụ những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó tôi có nói chuyện với nhiều quan chức ở Việt Nam và họ đều tỏ ra cảnh giác với chiếc máy vi tính. Nhưng đến bây giờ, máy vi tính trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Vì thế, tôi vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó suy nghĩ về các sản phẩm bay của Việt Nam sẽ được thay đổi. Khi có những thay đổi này, thực tế sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho kinh tế, đặc biệt là du lịch dịch vụ.”
Gần 10 năm trời, ông Vimar nay đã 65 tuổi vẫn đau đáu chờ đợi. Ông chờ cho ước mơ, khát vọng của ông được thành hiện thực.
“Tôi mong muốn nhất là chiếc máy bay của tôi được bay trên bầu trời Việt Nam. Tôi có thể mang nó sang Campuchia, hoặc về Canada, hoặc nhiều nước khác. Nhưng nó làm ra ở Việt Nam, được người Việt Nam làm, tôi mong rằng nó sẽ được bay trên bầu trời của Tổ quốc.” – ông Vimar Nguyễn tâm sự.
» Người chế trực thăng lo tàu ngầm Trường Sa bị thu giữ
» Người chế trực thăng xin tài liệu 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» Công an trần tình vụ lập biên bản 'cha đẻ' trực thăng made in Vietnam
Theo Đất Việt
Bình luận