(VTC News) - Sau khi người anh em Cá mập đen Ka-50 bị làm lu mờ bởi Mi-28 trong vị trí trực thăng chiến đấu tương lai thì Cá sấu Ka-52 đã xuất hiện.
Năm 2006, quân đội Nga đã cam kết mua trực thăng chiến đấu Mi-28 với số lượng lớn trong nhiều năm. Điều đó có nghĩa những Mi-28 (tên NATO là Havoc) đã làm lu mờ đi hình ảnh của chiếc trực thăng tiên tiến hơn của hãng Kamov là Cá mập đen Ka-50 trong vị trí trực thăng chiến đấu tương lai.
Sau tổn thất lớn trong cạnh tranh cung cấp máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ và những mâu thuẫn liên quan đến tương lai của những máy bay Kamov, tương lai của những quái vật biết bay này trở nên không chắc chắn. Trong năm 2005, nguồn kinh phí quốc phòng đã kịp mua 12 chiếc Ka-50 trước khi nó bị cắt giảm.
Trực thăng do thám và chiến đấu Cá sấu Ka-52 của Không quân Nga. |
May mắn cho Không quân Nga là nhờ vào các nguồn thu từ tài nguyên tự nhiên ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng của ngân sách quốc phòng. Chính vì thế mà những lựa chọn mới được đưa ra, Không quân Nga đã quyết định hiện đại hóa đội quân của mình và Cá sấu Ka-52 được đưa vào sản xuất.
Tính đến năm 2009, chỉ một số lượng nhỏ trực thăng chiến đấu một phi công Ka-50 được bàn giao cho Đơn vị đào tạo và vận chuyển hàng không quân đội tại Torzhok. Một vài chiếc đã được nhìn thấy tham chiến tại Chechnya nơi mà nó đã hoạt động với vận tốc lên đến 300 km/h với khả năng mang theo vũ khí tăng cường hoặc bình nhiên liệu phụ.
Ka-50 lúc đó được xem như một trực thăng đa nhiệm với khả năng do thám, tấn công và đảm nhiệm luôn nhiệm vụ chỉ huy.
Cá mập đen Ka-50 chỉ có 1 vị trí dành cho phi công. |
Cá sấu Ka-52 là phiên bản sau của Ka-50, nó đã thay kiểu bố trí các mô đun theo kiểu trước - sau truyền thống của các trực thăng chiến đấu trước đây sang bố trí dàn ngang. Điều này đã làm thay đổi cấu tạo khí động học của cỗ máy và giảm tốc độ tối đa từ 310 km/h của Ka-50 xuông 300km/h của Ka-52 và tăng mức tiêu thụ nhiên liệu thêm 1 chút.
Tuy nhiên sự thay đổi này cũng có những bước tiến đặc biệt, khi ngồi ngang nhau các phi công có được 1 tầm nhìn tốt hơn, điều này làm tăng khả năng quan sát chiến trường cũng như dễ dàng hơn trong việc phối hợp của phi hành đoàn.
Ka-52 có nhiều lựa chọn để lắp ráp vào cánh từ nhiên liệu, các thiết bị hỗ trợ đến vũ khí. |
Việc thêm 1 vị trí phi công cho Ka-52 đã khiến nó phải giảm bớt 1 số lượng vũ khí, giáp và nhiên liệu mang theo. Ka-52 được trang bị 240 viên đạn pháo 30mm 2A42 thay vì 470 viên như Ka-50. Ka-52 được chế tạo để tận dụng tối đa sức mạnh của động cơ TV3-117VMA-SB3 với công suất 1.863 kW thay vì động cơ 1.633 kW TV3-117VMA trong Ka-50.
Nhìn vào ảnh ta có thể thấy được Ka-52 được trang bị một tháp ở mũi có khả năng định vị lazer và quan sát bằng hồng ngoại. Phần bụng của máy bay được trang bị 1 thiết bị ngắm khác bằng quang học bình thường. Điều chắc chắn để trở thành 1 máy bay do thám tốt thì nó phải có khả năng quan sát tốt bằng cả hồng ngoại lẫn quang học để sử dụng cả ngày và đêm.
Một 'Cá sấu' chuẩn bị trước khi lên đường làm nhiệm vụ. |
Ngoài ra Ka-52 cũng là trực thăng tấn công, vì thế nó còn có khả năng định vị mục tiêu bằng lazer rất chính xác. Trong những chiếc máy bay hiện đại nhất bây giờ, ngoài các thiết bị quan sát như trên nó còn được trang bị thêm radar bước sóng dài để hỗ trợ trong những ngày thời tiết xấu cũng như hỗ trợ phi hành đoàn trong việc quan sát những gì đang xảy ra trong khu vực.
Những vị trí đặt vũ khí của Ka-52 gồm 4 điểm dưới các cánh và 2 điểm đầu cánh và được điều khiển bởi 1 hệ thống được gắn trên các mũ bảo vệ của phi công. Có nhiều lựa chọn khác nhau để lắp ráp vào những vị trí này. Đó có thể là thùng nhiên liệu, thiết bị gây nhiễu, vỏ thép bảo vệ, tên lửa không đối không Igla-V, tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr hoặc những dàn tên lửa 80mm B8V-20 có thể mang 20 quả.
Tùng Đinh
Bình luận